Chương biết chị còn nhớ mối tình đầu dầu đó là sai lầm là phụ bạc. Với một người con gái khi yêu thật lòng, họ không dễ để quên một mối tình, đặc biệt là mối tình đầu đem đến nhiều yêu thương và đau khổ. Chương không muốn ép chị, Chương muốn chờ đợi, muốn dõi theo chị như hồi còn ở trường len lén ngắm chị từ đằng xa, che chở, dìu dắt.
***
Trong một xóm nghèo ven sông, có cô gái nghèo mồ côi vừa hạ sinh một đứa bé trai. Cậu bé tên Kha, Nguyễn Kha. Đứa bé không cha, mẹ nó bị hàng xóm khinh thường miệt thị, và nó cũng là đề tài bàn tán từ trong ra ngoài cho những mụ đàn bà thích "buôn chuyện" suốt mấy tháng ròng. Người ta nói cô Ba chửa hoang, gái không chồng mà chữa thì chỉ ăn nằm với hạng "khố rách áo ôm", hạn "cùng đinh mạt vận", người ta nói rồi người ta ghép cho anh thợ hồ đến anh thợ bạc. Chưa hả! Người ta vờ đến thăm đặng xem mặt thằng nhỏ mà đoán chừng giống ai. Thấy không giống ai, người ta tiếp tục đoán.
Khi biết mình có mang chị Ba buồn, rồi khóc, đôi lần muốn gieo mình xuống bến nước sau nhà chết quách cho xong, chứ sống mà bị thiên hạ gièm pha thế này thì sống sao nổi, hả trời! Nhưng bụng ngày một lớn thì cái ý chết cho rảnh nợ càng lánh xa. Chị nhìn cái bầu mà nghĩ đến một sinh linh đang sống, đang cục cựa ngây bên trong mình, nó là con, là kết tinh của một mối tình lầm lỡ với anh chàng bán chiếu có đôi mày rậm.
Có lẽ Viễn Châu ngày xưa chưa tính đến chuyện chàng bán chiếu của mình vì hận tình mà có ngày sẽ phụ bạc một cô gái, nên chưa sáng tác kịp bài "Chàng chiếu phụ tình" thì đã tắt thở.
Chàng Chiếu rời đi khi biết Chị có mang, bỏ lại giọt máu của mình mồ côi Cha ngây khi còn trong bụng mẹ, mặc cho mẹ con nó bị người người khinh miệt. Chị Ba cắn răng chịu, đêm đêm khấn trời khấn phật cho mẹ tròn con vuông. Có bận đi chợ, gặp mấy lão già goá vợ, ghẹo: "Em Ba coi chứ sắp sanh rồi, con chúng mình đặt tên chưa?" Thằng con oan hay đức không cha?". Chị cắn môi đến bật máu.
Bên cạnh đó cũng có người thương chị, là anh Chân. Nghe tin chị có mang Chân giận lắm. Hỏi là ai thì Chị cứ cuối đầu không nói, Chân gắt: "Em cứ nói là ai, anh giết thằng khốn đó cho em". Xong lại quay qua trách, sao nhẹ dạ với người ta, tui thương em như vậy mà em nở...! Nhưng lại ngủi lòng khi thấy chị khóc. Anh Chân là vậy đó, thô lỗ nhưng thật thà. Ở một mình từ nhỏ, cũng mồ côi, lớn lên được là nhờ bát cơm thiên hạ nên phần nào anh hiểu được nỗi khổ trong chị, con không Cha.
Anh thương chị lâu rồi, chị biết, nhưng chị chỉ xem anh như em trai. Bởi anh kém chị ba tuổi. Cuộc đời thì không ai biết trước một chữ ngờ, ngây khi ghe chiếu neo lại cái xóm nghèo mấy hôm thì chị đem lòng thương anh bán chiếu, vừa ca vọng cỗ hay lại đan chiếu giỏi. Những tưởng sẽ sống một đời dệt chiếu uyên ương với anh, nhưng nào ngờ...!
Tháng mười năm đó thằng Kha ra đời. Đêm không trăng, bên ngoài gió thổi khi khoang khi nhặt. Rồi một tiếng khóc tu oa bỗng vang lên giữa đêm thanh vắng, Chị ôm con vào lòng khóc theo con. Từ đây với chị, không biết là hoạ hay phúc.
Cứ cách vài ngày lại thấy chị bế con lội bộ xuống trạm xá ở xã một lần, thằng nhỏ cứ ọ ẹ, bệnh liên miên. Mặc dù đã được bác sĩ kiêng cữ, mới sanh không được đi lại nhiều, mới sanh không được làm việc nặng, không được... có hàng tá thứ không được, nhưng thương con chị bất chấp. Để rồi đêm nằm xuống bên con chị lại tự thương thân mình, nghĩ đến mối tình đầu bạc bẽo mà úp mặt khóc ấm ức, xong hỉ mũi rột rẹt vào lai áo, cứ thế ngày qua ngày. Sáng đi làm lò để con trong cái chậu bằng gốm gần đó, đến chiều lại bế về. Anh Chân có đôi lần giúp đỡ khi đường, khi sữa, nhưng ngày lớn thấy thằng bé hao hao gã bán chiếu nên đâm ra ghét, dần cũng xa lánh hẳn.
Năm thằng Kha lên ba, một hôm nó bị sốt rét, cứ nằm rên hư hử trên chõng tre. Chị trong túi chẳng có lấy một đồng để chạy chửa, phải đi vay hàng xóm. Nhưng trớ trêu thay cái tình làng nghĩa xóm chỉ còn trong ca dao, nay thì như bãi nước bọt, chẳng giúp ích được gì. Một vài người phân bua, rồi hỏi thăm xã giao lấy lệ, chẳng ai dại mà dóc tiền túi cho chị mượn cắt bạc nào! Đơn giản, "không có thóc thì ai cho mượn gạo" Chị nghèo thì ai cho vay tiền.
Lúc về chị đi ngang nhà bà Nhơn, bà nầy rất giàu nhưng rất keo. Thấy sau vườn có quầy chuối cao chín bối bị trao trảo rỉa mấy quả, chị đánh liều trèo qua hàng dâm bụt vào trong. Định bụng đem ra chợ cũng được vài đồng chạy tiền thuốc cho con, loay hoay làm sao không biết đánh động lũ chó, trong nhà tiếng sủa vọng ra điếc tai, rồi băng băng tới chỗ hai béc-giê vây chị lại. Hoảng, chị cắp theo quầy chuối vụt chạy thì bị chó rượt cắn tươm máu chân, bà Nhơn ở nhà sau nghe tiếng sủa bước ra, thấy quầy chuối trên tay chị dập nát lại đang vật lộn cùng hai con chó thì hiểu cớ sự, bèn quát:
- A! Con Ba chửa hoang mày ăn cắp nhà bà. Mày gan. Dám vuốt râu hùm, bà xuôi chó cắn chết cái quân khốn nạn nhà mày!
Chị Ba nằm rên hừ hừ, miệng nói "Lạy Bà, bà tha cho con, con của con ở nhà sốt nặng không có tiền chửa, con mới làm liều bà thương dùm cho con!".
- Thương cho mày thì ai thương chim nhà tao. Con mày ở nhà chết thì kệ xác con mày, chim nhà bà không có ăn, nó chết thì bằng mười đứa như con mày. Đồ thứ chữa hoang!
Nói chưa hả bà ta lấy cây vụt lên người chị. Máu loang lổ từ mặt đến chân trong như thây ma, quần áo như rẻ rách. Bà Nhơn thấy cũng hơi hãi, sợ chị chết thì luỵ đến thân, phải tốn bạc hầu quan lớn nên giật lại buồn chuối ném xuống sông rồi đuổi về. Cút!. Miệng còn lẩm bẩm, "Đồ đĩ cái chửa hoang, không cha không mẹ".
Anh Chân nghe tin, thì thầm vào tai vợ anh (con bà Nhơn) "Phải ngày xưa anh lấy nó, giờ có nước mang nhục". Nói rồi anh lần tay xuống quần cô.
Đêm đó Chị sốt cao, gắng gượng bồng con đi khỏi cái xóm bạc bẽo tình người này. Một mẹ một con lần dò trong đêm tối mà chẳng rõ ý định đi đâu. Lâu lâu thằng Kha lại "é!" lên một tiếng đánh động mấy con chó trong đêm sủa hùa ầm ĩ. Đến một gốc trứng cá cạnh lò gạch, đau nhức vì trận đòn ban chiều và cơn sốt ập đến, chị ngồi đó rồi thiếp đi lúc nào không hay.
Lúc tỉnh lại chị thấy mình đang nằm trên giường bệnh, y tá đang truyền nước cho con chị. Chị ngơ ngác rồi lại lịm đi một lần nữa.
Khi Chị mở mắt lần thứ hai thì trời đã chập tối, lúc bấy giờ trong phòng bệnh chỉ có hai giường, một của chị và một bé Kha đang ngủ. Chị định ngồi dậy thì có bàn tay giữ lại.
- Em còn yếu lắm, nằm nghỉ đi. Chị đưa mắt nhìn lên thấy một người đàn ông trông rất quen, nhưng không nhớ rõ là ai.
Anh ta cười, nói.
- Chương đây mà! Quên tôi rồi sao?
- A! Anh Chương. Chị thốt lên một tiếng như để cho anh hiểu chị vừa nhớ ra anh là anh Chương, bạn học hồi cấp II.
- Anh Chương, tôi...! Chị ấp úng.
Không phải lo, tiền viện Chương đóng hết rồi, thằng nhỏ cũng hạ sốt từ hôm vào đây đến giờ.
- Thế thì cảm tạ ơn anh. Mẹ con tôi không biết lấy gì đền đáp.!
Anh nhìn thẳng vào đôi mắt như đang trực trào những đau khổ của chị mà nói: "Em Ba! Được giúp mẹ con em tôi vui lắm."
Chị thừ người nhìn anh rồi thở dài, mới hôm nào còn đi học, cứ mỗi lần chị quay ngoắt lại sau lưng điều thấy Chương ngần ngơ nhìn mình, giờ đối mặt với anh lòng chị không khỏi "nao nao" khi nhớ đến những kỷ niệm hồi cắp sách đến trường
Cuối năm lớp 8, chị bỏ học ở nhà làm mướn nuôi thân, vì không ai lo cho ăn học, tuy nhà nước có miễn học phí nhưng còn tiền ăn thì chị biết đào đâu ra. Sau một thời gian Chị cũng được tin Chương chuyển trường, rồi từ đó không gặp gỡ lần nào nữa. Hôm nay vào đúng lúc hai mẹ con đang khổ sở thì lại gặp Chương, anh vẫn tử tế như hồi nào dù đã qua bao nhiêu năm. Anh không như Chân, hằng hộc khi biết chị có người đàn ông khác, anh hỏi.
- Chồng Em đâu?
Chị thở dài kể lại tất cả những sự đã qua, rồi nói.
- Em bây giờ chỉ mong có một công việc để nuôi con.
Chương mỉm cười: "Cái đó tôi giúp em được"
Cũng không biết tại sao Chị lại không lấy anh Chương sau ngần ấy năm họ quen biết, và cũng không hiểu sao anh Chương cũng không lấy vợ dù có rất nhiều đám "môn đăng hộ đối". Có lần chị hỏi.
- Anh không lấy vợ đi anh Chương?
Chương cười, nói.
- Chương có vợ con rồi con gì.
Những lúc như thế cả hai chợt thấy ngượng ngùng, Chương biết chị còn nhớ mối tình đầu dầu đó là sai lầm là phụ bạc. Với một người con gái khi yêu thật lòng, họ không dễ để quên một mối tình, đặc biệt là mối tình đầu đem đến nhiều yêu thương và đau khổ. Chương không muốn ép chị, Chương muốn chờ đợi, muốn dõi theo chị như hồi còn ở trường len lén ngắm chị từ đằng xa, che chở, dìu dắt.
Với Chị thì Chương là một người đàn ông tốt, một người toàn diện luôn hiểu và chăm sóc cho chị từng chút một, nhưng Chương càng tâm lý, càng hiểu, càng tốt với chị bao nhiêu thì chị thấy mình càng không xứng với Chương bấy nhiêu. Cứ thế, nên mối quan hệ của họ chỉ dừng lại ở mức bạn bè.
Chị nay đã thành chủ một cửa tiệm may, Kha thì đã lên 7 và được cắp sách đến trường. Chiều tan sở về Chương lại ghé qua đón con chị, có hôm Kha bảo.
- Cô giáo nói con có Ba đẹp trai quá ha!
Chị nhìn chương mỉm cười.
- Anh đó! Riết ai cũng nói.
Chương gảy gảy đầu.
Một hôm Chị dắt Kha đi chợ, mua đồ về mừng Chương thăng chức thì gặp một bà lão ăn xin. Bà ta trong thảm hại đến cùng cực, áo quần rách nát như bao bà lão ăn mày khác. Bà đến bên Chị, chìa cái bát mẻ một lổ lớn ở miệng ra mà nói.
- Lạy cô! Cho già một đồng ăn xôi, già đói lắm!
Chị loay hoay trả tiền bó rau rồi quay lại, thấy người đàn bà đáng thương, còn chục đồng lẻ chị bỏ luôn vào bát cho bà. Người đàn bà ngẩn lên định cảm ơn, bốn ánh mắt gặp nhau.
Trong một giây những ký ức thoáng chạy trong đầu Chị như cánh quạt trần quay nhanh, lòng Chị chợt chạnh lại, là bà Nhơn!. Người đàn bà ngày nào đã xua chó và dùng roi quất lên người chị. Bà ta bộ mặt đen đúa, thảm hại, đưa hai mắt sâu hoắm trân trân nhìn chị, cả hai im lặng.
Cái Kha kéo tay chị bước đi, nói.
- Mẹ mua cho con cái này. Chị quay bước.
Đã có lúc chị rất hận những con người ở đó, nhưng ngây lúc này, khi đố mặt với họ trong một hoàn cảnh trái ngược thì cơn giận bỗng chốt hoá thành nỗi xót thương.
Chuông điện thoại chợt reo, là Chương.
- Mẹ con em trốn đâu rồi. Bắt anh đợi trước cửa gần 20'.
Chị nói. Anh đợi có một lát cũng cằn nhằn à?
Chương cười.
- Anh đợi em suốt đời còn được.
Nguyễn Duy