Đất nước ta, với bề dày bốn ngàn năm là lịch sử dựng nước và giữ nước. Những người con ưu tú của đất mẹ anh hùng đã luôn một lòng quyết bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ bờ cõi non sông đất nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trở thành những bài ca bất tử của những người con ưu tú, bất khuất, kiên cường đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Truyền thống ngàn đời của dân tộc – đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ người trồng cây”… đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong kho tàng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyền thống đó đã hun đúc lên khí phách con người Việt Nam trọng đạo lý, luôn tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái,khắc ghi những công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước. Đó là những anh hùng liệt sỹ, những thương binh, bệnh binh đã không tiếc máu xương chiến đấu cho độc lập dân tộc, đến ngày hôm nay, những thương binh “tàn nhưng không phế” vẫn là những chiến sỹ kiên trung trên mặt trận xây dựng quê hương đất nước. Hãy cùng Thugian24h.vn khám phá Bài viết về ngày thương binh liệt sỹ ý nghĩa cảm động nhất nhé!
Chẳng hiểu sao cách đây gần 70 năm khi tôi còn mới học lớp 3- 4 mà đã thuộc bài thơ và nhớ đến bây giờ:
“… Anh thương binh hy sinh vì nước
Cho dân mình được ấm, được no
Máu anh đổ thấm xuống bờ
Là bao đồn giặc đổ xô tan tành
Ruộng đồng ngô, lúa xanh xanh
Hương thơm, nếp chín thương anh, nhớ nhiều
Thương anh nhiều bao nhiêu cho đủ
Nhà em nghèo mấy mớ rau tươi
Dăm ba quả mướp tặng người
Chúng em gửi đến đôi lời thăm anh
Mong sao thương tích chóng lành…”
Lời thơ mộc mạc lại ở lứa tuổi thiếu niên mới cảm thấy sức hút của bài thơ để nhớ đến bây giờ để mọi lớp người nhớ đến các anh hùng, thương binh, liệt sỹ, lòng tri ân uống nước nhớ nguồn.
Với những người thương binh:
“…Một tay bỏ lại chiến trường
Mang về một chục vết thương trên người
Lính tăng thiếp giáp mười mươi
Một tay còn lại xanh tươi ruộng vườn
Lợn gà, ao cá, vườn ươm
Nhãn lồng chĩu quả, lúa nương đầy bồ
Anh là bộ đội cụ Hồ
Gia tài chỉ một ba lô thiếu… thừa”
Phẩm chất cao quý của người thương binh, người bộ đội cụ Hồ, đáng kính bao nhiêu, thật đúng với câu nói của Bác: “… tàn mà không phế…” vẫn còn giúp ích cho đời. Nhưng trong cuộc sống có những người thương binh vẫn còn canh cánh trong lòng… bởi sự ốm yếu, cơ thể không nguyên vẹn, có thương binh mắt mù lòa, chân tay chẳng còn, lại nghèo khó…
“… Ở đời sợ nhất cô đơn
Sợ tình lẩn tránh giận hờn với ai
Sợ đường dốc, thác chông gai
Sợ rằng.. tình lại nhạt phai dần dần…”
“…Xin đừng gọi anh là liệt sỹ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Bình yên sau cuộc chiến tranh
Anh trở về không tên, không tuổi
Trắng hàng bia những ngôi sao không nói
Rưng rưng cỏ mọc dưới chân…”
Và đồng đội ơi!
“… Ra đi từ thủa đôi mươi
Trở về nắm đất sập sùi khói hương
Nghe mà thương, nghĩ mà thương
Những người còn lại chiến trường năm xưa”…
Xin chuyển sang một ý khác trong hai câu thơ dưới đây:
“… Dọc dài một cuộc chiến tranh
Anh đi… đi mãi…em thành người xưa…”
Chỉ có hai câu thơ cũng có thể thay cả sự thâu tóm, tổng kết cả một cuộc kháng chiến trường kỳ của một dân tộc anh hùng, biết bao người con trai trẻ ra đi và bước vào trận mạc tàn khốc và triền miên và không bao giờ trở về nữa để những người mình yêu, những người vợ trẻ vẫn chung thủy đợi chờ suốt cuộc đời mình, chỉ mong có một lá thư về, mong ngày hội ngộ, thấp thỏm, khắc khoải một mình. Và lặng lẽ ra đi trong tuyệt vọng nhưng không hề trách móc bởi tất cả là do chiến tranh, lỗi của chiến tranh…
Câu:“… Anh đi… đi mãi… em thành người xưa” mới lay động chúng ta
Và trong sự đau thương ấy người phụ nữa đã trở thành bất tử, là một tấm gương trong về sự thủy chung chờ đợi người ngoài chiến trận đến hết cả đời mình và đây cũng là một sự tri ân của những người phụ nữ có công hy sinh ngoài mặt trận.
Hè năm 2014, Ban cây xanh chúng tôi chọn Ngã ba Đồng Lộc là đích đến. Nghe lời giới thiệu và viếng mộ 10 cô gái trẻ đã nằm trên mảnh đất mà cứ 1m2 chịu 3 quả bom tấn, nước mắt chúng tôi trào ra nhiều như thế và có lẽ bài thơ: Cúc ơi! chính đã tạo lên rung cảm mãnh liệt này đến kỳ diệu:
Cúc ơi!
“…Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Ở đâu hỡi Cúc
Đũa găm cơm úp
Gọi em, gào em
Khản cả cổ rồi
Cúc ơi…ời…ơi…”
Người thuyết minh nói rằng, tìm thi thể Cúc là rất khó. Nhưng không hiểu sao khi đọc bài thơ này trong khi tìm mộ Cúc là thấy ngay. Phải chăng lời thơ đã truyền cảm tới Cúc như một lời gọi hồn huyền bí… Và Cúc đã về trong niềm vui vỡ òa của đồng đội.
Những bài thơ hay viết về thương binh, liệt sỹ đã hy sinh một phần xương máu hay cả đời mình có lẽ là món quà quý, là sự tri ân của chúng ta.
Bố em vào bộ đội năm 18 tuổi. Đó là năm 1974, chiến tranh đã đi vào hồi cuối, bố mới nhập ngũ nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa “đi B”. Thật may, chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, bố trở về nhà và cưới mẹ em năm 1977.
Lê Thị Hương, tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua
Tháng 8 một năm sau đó, chị hai em ra đời. Ngay lúc đó, chiến trình Campuchia khốc liệt lại cần người Việt Nam giúp sức, bố lại có lệnh nhập ngũ. Mẹ em, chị và ông bà lại tiễn bố lên đường. Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.
Thời gian đầu nhà còn có chút tin bố, càng về sau tin tức càng biền biệt. 2 năm sau, nhà nhận được giấy báo tử, nội em ngã xuống trước thềm sân, suốt cả tháng trời nội mê man, tỉnh được đôi chút chì đòi chống gậy đi tìm bố, nội bảo bố em không thể nào bỏ bà đi được.
Mẹ em ôm chị hai bỏ nhà của bố mẹ về sống chung với ông bà nội, phần vì chăm sóc ông bà, phần vì chị ốm triền miên. Có lần chị lên sởi, mủ xanh mủ vàng khóc cả đêm không ngớt, chị liệm đi không khò khè nữa, ông mang là góc giường đặt, mẹ em khóc nghẹn. Bỗng cánh tay chị vời lên tìm mẹ, mẹ vui mừng ôm chị chăm nuôi bú mớm.
Những năm tháng ấy, mẹ em, chị và ông bà dắt díu nhau sống qua ngày, bố vẫn biền biệt không hay về tình cảnh bi đát của nhà em.
Quân tình nguyện VN giúp Campuchia thoát họa diệt chủng
Rồi hay tin, bố còn sống, bố bị thương trong lần họp chiến lượt buổi tối, đạp trúng mìn, chân bố dập nát, được đồng đội đưa về trạm quân y sơ cứu, thiết bị cứu chữa lạc hậu, bố đành mất đi một chân. Chân bố cưa sống vì không có thuốc gây tê như bây giờ. Mãi sau này bố kể, lần đó, giữa nỗi đau cứa da cứa thịt, bên tai bố chỉ văng vẳng bài hát quốc ca của đồng đội.
2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ.
Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.
Bố về nhà, nét mặt bố hung dữ hơn, có lẽ là vì chiến tranh. Thỉnh thoảng, những cơn mê sảng vẫn trờ lại, chị em sợ nhất định không nhận bố. Bố mất cả tháng trời chỉ làm quen với chị, tập cho chị quen với cái nạn và cái chân cụt của bố. Dần dà chị cũng quen cũng nũng nịu ôm, bố mừng lắm.
Đúng, em là con gái, em sinh ra sau thời chiến tranh, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.
Bố em chưa một lần than vãn về chiến tranh, hay kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành.
Có một lần, vào năm em học lớp 9, em bị điểm 3 môn vật lý, bị bố đánh. Đánh xong bố chỉ nói một câu em không tài nào quên được, bố nói:”Chị em con đang học bằng tiền xương máu của bố đấy”. Ngẫm cũng đúng, vì từ lớp 1 em và cả chị đều được đi học miễn phí, vì bố là thương binh mà. “Vì bố là thương binh”, câu này em nói mãi với bọn bạn. Tự hào lắm.
Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về.
Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: “Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia”.
Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.
Như vậy là chúng ta vừa được chiêm ngưỡng những Bài viết về ngày thương binh liệt sỹ ý nghĩa cảm động nhất rồi. Hy vọng sau khi đọc xong những vần thơ những câu văn lắng đọng trên bạn có thể cảm động sâu sắc và luôn biết phấn đấu vì một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều những câu nói hay về cuộc sống, những câu nói hay về tình yêu những dòng stt hay cảm động nhất nhé! Chúc các bạn vui vẻ!