- Thưa thầy! Công việc của chúng con vất vả quá. Mỗi ngày đến công ty, chúng con đều phải chịu nhiều ức hiếp. Xin thầy hãy chỉ bảo cho chúng con biết mình nên làm gì. Chúng con có nên từ bỏ công việc này hay không?
Người thầy nhắm mắt một hồi lâu rồi chỉ nói năm chữ:
- Chẳng qua là bát cơm.
Sau đó, ông xua tay tỏ ý muốn cho hai người học trò lui ra.
Trở về công ty, một người lập tức xin thôi việc và trở về quê nhà làm ruộng. Còn người kia thì không động tĩnh gì.
Trở về quê, người thứ nhất áp dụng các phương thức canh tác hiện đại cộng thêm với việc sử dụng các giống cây trồng mới nên đã trở thành một phú nông. Trong khi đó, người ở lại công ty cũng đạt được thành tích không kém. Nhờ vào sự chịu thương chịu khó của mình cộng với nỗ lực học tập không ngừng nên anh đã được trọng dụng và vươn đến chức quản lý. Sau mười năm, hai người tình cờ gặp lại nhau.
Anh phú nông hỏi người kia:
- Thật kỳ lạ! Thầy đã cho chúng ta một câu nói năm chữ như nhau: “Chẳng qua là bát cơm”, tôi vừa nghe thì hiểu ngay ý thầy bảo rằng chẳng qua cũng chỉ vì bát cơm để sống thôi mà, cớ sao phải cố dựa vào công ty chứ. Thế nên tôi đã xin nghỉ việc. Còn lúc đó, tại sao anh lại không nghe lời của sư phụ vậy?
Người quản lý thì đáp:
- Tôi cũng có nghe chứ.
Thế là tôi cố gắng vượt qua chuyện này, không để bụng cũng không so đo tính toán thiệt hơn. Và sau đó thì mọi việc đã tiến triển rất tốt. Chẳng phải ý của thầy là thế sao?
Hai người bèn đến viếng thăm thầy. Lúc này, người thầy đã già lắm rồi. Ông vẫn nhắm nghiền mắt một hồi rồi đáp bằng một câu năm chữ:
- Chỉ là một suy nghĩ.
Sau đó ông xua tay…