Khổng Tử là ai?
- Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu) là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
- Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”.
- Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.
- Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện cách ngôn ngắn”, được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).
- Tiểu sử Đức tánh của Đức Khổng Tử Thời kỳ tham chánh và dạy học Thời kỳ chu du các nước chư Hầu Đức Khổng Tử gặp Thần đồng Hạng Thác Thời kỳ soạn sách và dạy học trò Đức Khổng Tử tạ thế Các triều đại phong tặng Đức Khổng Tử Văn miếu Đức Khổng Tử trong Đạo Cao Đài.
Lời dạy của khổng tử có giá trị đến muôn đời mọi người nên học thuộc
1. Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
2. Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
3. Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
4. Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
5. Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
6. Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
7. Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
8. Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
9. Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
10. Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
11. Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
12. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
Như vậy là chúng ta vừa được khám phá Lời dạy của khổng tử có giá trị đến muôn đời mọi người nên học thuộc rồi. Hãy đọc và suy ngẫm thật kỹ những câu nói bất hủ này vì đây là những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong cuộc sống đấy. Chia sẻ Lời dạy của khổng tử có giá trị đến muôn đời mọi người nên học thuộc với bạn bè cùng mọi người xung quanh bạn nhé! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều những câu nói hay về cuộc sống, tình yêu, cha mẹ….. Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công hơn trong cuộc sống!
Nếu bạn là tác giả của những câu truyện trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi cam kết đề tên tác giả, hoặc sẽ xóa các bài viết vi phạm theo yêu cầu từ phía tác giả.
truyentranhonl.com luôn cải tiến công cụ cho các bạn đăng và chia sẻ nội dung một cách thuận tiện nhất. Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn các bạn đã chia sẻ và đóng góp.