Sau giai đoạn đánh giá và trao đổi, nhà lãnh đạo sẽ đi ra khỏi vùng an toàn của mình, đi ra khỏi hành lang, phòng họp, ra quyết định, tương tác với nhân viên và thực hiện kế hoạch mà đã được thảo luận. Họ là những con người đã nói là làm và cả lời nói lẫn hành động đều có sức mạnh.
Những từ ngữ đầy "quyền năng" này rất dễ nhớ và thể hiện cho hành động. Chúng là các động từ mạnh đều bắt đầu bằng chữ R, sẽ góp phần làm nên một nhà lãnh đạo xuất sắc nhất.
Ngay từ bây giờ, bạn có thể luyện tập cách sử dụng chúng và hãy áp dụng trong quá trình lãnh đạo – quản lý của mình.
Nhà lãnh đạo giỏi biết cách khen thưởng nhân viên, không chỉ bằng những khích lệ tài chính mà còn bằng những lời khen ngợi và sự công nhận kịp thời khi nhân viên hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Không có nhà lãnh đạo giỏi nào mà không thực hành những nét đẹp của "nghệ thuật" khen thưởng người khác.
Cùng với sự khen thưởng, nhà lãnh đạo giỏi cũng cần phải biết công nhận. Họ không bao giờ phớt lờ đi những đóng góp của nhân viên hay tự nhận là mình đã làm tất cả. Bạn cần nhanh chóng nhận ra ai là người đã làm việc vất vả nhất, ai có ý tưởng sáng tạo nhất và ai xuất sắc nhất.
Khi nhóm của bạn đi sai hướng, một người lãnh đạo giỏi cần thể hiện thái độ dứt khoát và định hướng lại cho nhóm. Điều này rất quan trọng vì thường một người lãnh đạo tồi chỉ biết chờ đợi trước khi quyết định đổi hướng, họ khá yếu đuối khi thể hiện ý kiến phản đối của mình.
Bạn cần thể hiện sự tôn trọng để nhận được sự tôn trọng. Đây là một động từ chứ không phải là một khái niệm mơ hồ. Người lãnh đạo giỏi nên biết cách bày tỏ sự tôn trọng đối với mọi người trong nhóm. Nếu bạn không thể hiện sự tôn trọng một cách rõ ràng và chủ động với nhân viên thì không ai khác sẽ làm điều đó.
Nhân viên của bạn đến nơi làm việc với một nguồn năng lượng – nghị lực nhất định. Người lãnh đạo giỏi cần biết cách hâm nóng và tiếp tục hâm nóng nguồn năng lượng này.
Nhân viên của bạn luôn cần sự tươi mới, cảm hứng làm việc và người lãnh đạo nên biết cách làm điều này mà không cần tỏ ra giả tạo hay quá nhiệt tình. Bạn phải là người tiếp thêm nhiệt cho những ngọn lửa đang bùng cháy.
Năng lực mà một số nhà lãnh đạo có thể thiếu là khả năng định hướng lại cho nhân viên. Đó là một kỹ năng mà bạn có thể học, nhưng nó lại đòi hỏi những hành động khác như nhận thức, khích lệ, động viên và giải thích. Một nhà lãnh đạo bình thường sẽ tái định hướng theo cách có thể khiến người khác khó chịu không thành thật hoặc vội vã.
Đây là dấu hiệu cho thấy một người lãnh đạo giỏi. Bạn có thể nhớ những dữ liệu về một dự án, những vấn đề liên quan, những khách hàng có thể ảnh hưởng và quan trọng nhất là kỹ năng, khả năng của các nhân viên trong nhóm. Ngược lại, một người lãnh đạo "bình thường thường" sẽ có trí nhớ tồi. Họ rất ít khi quan tâm tới những vấn đề liên quan đến nhân viên và thậm chí là cũng chẳng bao giờ ngó ngàng tới.
Một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể ghi nhớ tên và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong nhóm của mình.
Người lãnh đạo xuất sắc có khả năng kháng cự lại những thứ như niềm kiêu hãnh, hư danh và các cám dỗ khác. Họ biết rằng lãnh đạo phần lớn là ở hành động chứ không phải là một "bến đỗ" nào đó (chẳng hạn như địa vị hay một vị trí trong sơ đồ tổ chức). Với khả năng kháng cự lại lực hút của phần thưởng tài chính, "cái tôi" và thái độ "cái gì cũng biết", bạn sẽ tạo nên một đội ngũ mạnh nhất.
Đây là một từ mà mọi nhà lãnh đạo nên sử dụng thường xuyên. Gần đây, bạn đã giúp cho nhân viên của mình phục hồi năng lượng? Anh ấy/chị ấy vừa có một buổi thuyết trình bán hàng không được tốt lắm hay đã không thể nộp báo cáo đúng hạn? Phục hồi là một cách để xây dựng lại tinh thần của nhân viên. Hãy giúp họ trở lại với khả năng làm việc cao nhất.
Từ điển định nghĩa từ này là "chuộc lại lỗi lầm cho người khác" và đây chính là điểm khởi đầu tốt cho những ai bắt đầu đảm nhận vai trò lãnh đạo. Là sếp, bạn cần tìm ra cách cứu nguy cho nhân viên, ngay cả khi họ phạm lỗi hay thất bại. Bạn cần mang họ trở lại và phục hồi năng lực cho họ để cả đội có thể tiếp tục.