Tại sao làm việc 4 ngày/tuần lại gây hại cho sức khỏe?

Posted: Thứ Bảy, Ngày 27-05-2017, : 979.

Nhiều người cho rằng một tuần chỉ nên làm việc 4 ngày. Giả sử có một kế hoạch làm việc 4 ngày/tuần, cho phép người lao động có thêm thời gian để tham gia các hoạt động giải trí và chăm sóc cho gia đình. Cứ nghĩ rằng mình sẽ có nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi trên những bãi biển nên nhiều người muốn khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hình thức làm việc theo kế hoạch này.

Bài viết này được đăng lần đầu tiên trên trang The Conversation.


                        Tại sao làm việc 4 ngày/tuần lại gây hại cho sức khỏe?
                     0Khoa học chứng minh rằng: Làm việc 4 ngày/tuần sẽ gây hại cho sức khỏe. Nguồn ảnh: haveseen / Shutterstock.com

Một số chuyên gia cho rằng lịch trình làm việc 4 ngày/tuần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thời gian chăm sóc bọn trẻ và hỗ trợ người cao tuổi.

Những đề xuất như lịch làm việc "bị dồn nén" - người lao động sẽ phải làm việc nhiều giờ hơn trong một ngày nếu muốn làm ít ngày trong tuần hơn - phải đạt được những hiệu quả đề ra trong sản xuất. Kết quả là giảm được các chi phí phụ như không phải bật đèn khi không có ai làm việc. Hơn nữa, tiết tiệm những chi phí phải trả thêm từ việc giảm toàn bộ thời gian đi lại hàng tuần.

Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thử nghiệm lịch trình làm việc 4 ngày/tuần gồm có Amazon, Google, Deloitte và một loạt các công ty nhỏ hơn. Cuối tháng 8 vừa rồi, Amazon công bố rằng họ đang thử nghiệm nghiên cứu với thời gian làm việc ngắn hơn trong tuần – 30 tiếng/tuần dành cho những nhân viên tự lựa chọn, đồng nghĩa họ sẽ chỉ nhận được 75% lương toàn thời gian.

Nhiều chương trình thí điểm cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn. Theo thống kê của Hiệp hội Quản trị nguồn nhân lực, năm 2015 chỉ có 31% nhân viên muốn làm việc theo lịch trình tuần làm việc "nén", trong đó chỉ có 5% là nhân viên của các công ty lớn.

Tác giả bài viết đã nghiên cứu những ảnh hưởng khi tiến hành thực hiện theo lịch làm việc 4 ngày/tuần có nói: "Đây là một vấn đề lớn. Tôi đã nghiên cứu về những ảnh hưởng sức khỏe khi làm việc trong khoảng thời gian dài 30 năm. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy rõ những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, cũng như kết quả của những rủi ro khác gây ra khi yêu cầu làm việc vượt quá một ngưỡng cụ thể. Hầu hết, các nghiên cứu tôi thực hiện đều cho thấy rằng sự nguy hiểm rõ rệt nhất khi mọi người thường xuyên làm việc hơn 12 tiếng/ngày hoặc hơn 60 tiếng/tuần".

Đó có phải là một ý tưởng tốt?


                        Tại sao làm việc 4 ngày/tuần lại gây hại cho sức khỏe?
                     1

Ý tưởng làm việc 4 ngày/tuần không phải là một ý tưởng mới. Các chuyên gia lao động đã nghiên cứu và tán thành phương pháp tiếp cận này từ những năm 1970. Ví dụ: năm 2008, các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Brigham Young đã tiến hành một loạt cuộc điều tra về quan điểm đánh giá của những người lao động và các thành viên cộng đồng về lịch trình làm việc 4 ngày/tuần. Kết quả cho thấy khoảng 80% nhân viên ủng hộ việc tiến hành lịch làm việc này.

Dựa vào kết quả tích cực đó, thống đốc của Utah đã bắt buộc tất cả nhân viên nhà nước phải làm việc theo lịch 4 ngày/tuần. Mục tiêu nhà nước muốn giảm chi phí năng lượng, cải thiện chất lượng không khí, đảm bảo các dịch vụ cần thiết luôn có sẵn (ví dụ: thu gom rác thải), hỗ trợ tuyển dụng và giữ chân các nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, năm 2011 Utah đã thay đổi lại và nói rằng: "Không bao giờ tiết kiệm vật chất hóa nữa".

Nghiên cứu khác cũng tiến hành phát triển và áp dụng lịch làm việc "dồn nén". Một nghiên cứu năm 1989 cho thấy lịch làm việc "nén" có liên quan trực tiếp đến mức độ hài lòng trong công việc và sự hài lòng của nhân viên đối với lịch làm việc của họ, những giám sát viên cũng báo cáo rằng nhân viên đều hài lòng với lịch làm việc 4 ngày/ tuần.

Có những mối nguy hiểm tiềm ẩn hay không?


                        Tại sao làm việc 4 ngày/tuần lại gây hại cho sức khỏe?
                     2

Mặc dù có rất nhiều người tán thành với lịch làm việc 4 ngày/tuần nhưng tôi lại không cho rằng lịch làm việc này sẽ mang lợi ích đến cho nhân viên hay cho doanh nghiệp. Vấn đề cơ bản của ý tưởng này là bất cứ công việc nào cũng cần phải làm ngay, cần phải hoàn thành trong cùng một khoảng thời gian. Dù có nhiều mong muốn khác nữa thì chúng ta cũng chỉ có 24 tiếng một ngày.

Một phép toán đơn giản: 5 ca làm việc 8 tiếng tương đương với 4 ca làm việc 10 tiếng. Điều đó là đúng nhưng mục đích thực hiện của mỗi lịch trình làm việc lại khác nhau. Mối nguy hiểm thường được xem nhẹ, những ảnh hưởng về sức khỏe có thể xảy ra như mệt mỏi và căng thẳng tích tụ nhiều hơn so với một ngày làm việc bình thường.

Tôi đã thực hiện một nghiên cứu chỉ ra rằng: "Nguy cơ gặp tai nạn trong công nghiệp tăng 37% khi người lao động phải làm việc nhiều hơn 12 tiếng một ngày và tăng 61% đối với những người làm "thêm giờ". Nếu làm việc nhiều hơn 60 tiếng/tuần có thể làm tăng thêm 23% nguy cơ gây chấn thương. Vì vậy, số giờ làm việc trong lịch trình tăng thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe  càng tăng mạnh".

Gần đây, tiến sĩ Xiaoxi Yao - một đồng nghiệp của tôi - người mà hiện đang nằm tại Bệnh viện đa khoa Mayo. Tôi đã tiến hành một nghiên cứu khác về 32 năm làm việc - các thông tin về giờ để phân tích mối quan hệ giữa thời gian làm việc kéo dài trong nhiều năm và nguy cơ chuẩn đoán mắc một căn bệnh mãn tính trong cuộc sống sau này. Nghiên cứu cho thấy những mối nguy hiểm tăng đáng kể, đặc biệt là ở phụ nữ.

Phụ nữ thường làm việc hơn 60 giờ mỗi tuần, tương đương với 12 giờ một ngày, có khả năng mắc bệnh tim, ung thư, viêm khớp và tiểu đường nhiều gấp 3 lần và mắc bệnh ung thư phổi hoặc bệnh hen suyễn gấp 2 lần so với phụ nữ làm việc 40 giờ/tuần. Làm việc nhiều hơn một chút khoảng 41 đến 50 giờ một tuần trong nhiều năm có thể xuất hiện nguy cơ mắc bệnh trong thời gian lâu hơn.

Những nghiên cứu cho thấy rằng không phải tất cả các giờ làm việc đều như nhau. Nghiên cứu chỉ ra tác hại có thể xảy ra tại một thời điểm nhất định. Làm việc 4 ngày/tuần khiến người lao động cảm thấy bị siết chặt thời gian nhiều hơn bình thường. Đối với những người lao động thường làm việc quá sức, gánh nặng "nén công việc" từ 5 ngày thành 4 ngày khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.

Sự căng thẳng này có đáng không?


                        Tại sao làm việc 4 ngày/tuần lại gây hại cho sức khỏe?
                     3

Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe, người sử dụng lao động và người lao động cũng cần phải cân nhắc những hiệu quả công việc "nén" trong 4 ngày dựa vào sức khỏe tinh thần, sự căng thẳng và mệt mỏi của người lao động.

Các nhà tâm lý học nghề nghiệp nhận ra rằng mọi người sẽ làm việc không hiệu quả khi họ thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng. Đặc biệt, cần phải chú ý nhiều hơn đối với những người lớn tuổi.

Hơn nữa, chỉ cần "nén" 5 ngày làm việc 10 tiếng vào theo một lịch trình làm việc 40 tiếng có thể gây ra sự cứng nhắc và hạn chế thời gian linh hoạt dành cho gia đình và đứa con. Ví dụ: nếu mỗi ngày làm tăng thêm 2 tiếng so với lịch trình làm việc bình thường - bắt đầu vào lúc 8 – 9 giờ sáng và kéo dài đến 4 – 5 giờ chiều, thì nhiều bậc phụ huynh làm việc thêm giờ sẽ mất khả năng tương tác với bọn trẻ của họ vì "giờ vàng" của trẻ em là từ 5 giờ đến 7 giờ tối. Trẻ em hầu như không có nhiều thời gian ở nhà và chỉ có thể trò chuyện với anh/chị/em và bố mẹ trước giờ đi ngủ.

Có nhiều cách để giải quyết những mối quan tâm thường nhật và làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn đối với người lao động và gia đình của họ. Đừng làm việc quá nhiều. Đừng ở lại nơi làm việc quá lâu. Hãy tìm một công việc có thời gian làm việc linh hoạt.

Tưởng tượng phải làm việc 4 ngày/tuần làm tôi thấy sợ. Tôi đã từng có một khoảng thời gian vô cùng khó khăn khi phải làm việc theo lịch làm việc 5 ngày/tuần. Tôi luôn phải ngồi trước màn hình máy tính, nhìn chằm chằm vào email rồi ghi chép lại các thông tin. 

Vì vậy, tại sao không cùng thống nhất một lịch làm việc cố định? Có thể nghỉ vào thứ Sáu hàng tuần chẳng hạn. Hay kết thúc tuần làm việc vào trưa ngày thứ Sáu như người Do Thái để tận hưởng ngày cuối tuần theo cách thông thường? Nếu cần, mỗi ngày có thể làm tăng thêm một giờ theo lịch làm việc thông thường, từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Lonnie Golden - giáo sư của trường Đại học bang Pennsylvania – Abington ủng hộ việc áp dụng tuần làm việc "Goldilocks": nó không quá dài, cũng không quá ngắn nhưng đáp ứng được lợi ích sử dụng lao động trong sản xuất và lợi ích của người lao động trong việc giữ gìn sức khỏe tốt và và khỏe mạnh.

Allard Dembe, Giáo sư Y tế công cộng của trường Đại học tiểu bang Ohio

Bài viết này đã được công bố trên The Conversation.

 

 



NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"


Có Thể Bạn Thích

10 thứ chắc hẳn bạn sẽ không đoán được mục đích ra đời của chúng
Trả đũa
Những Câu Nói Về Tình Yêu Tâm Trạng Nhất,Lãng Mạn Nhất
Đi tìm ký ức
Phải Xử Trí Sao Khi Bị Bạn Nói Xấu Sau Lưng
25 Tuổi Rồi, Còn Phải Trải Qua Bao Nhiêu Lần Tan Vỡ Nữa?
Châm ngôn hài hước
Nếu Cuộc Đời Là Một Cuốn Thực Đơn Thì Tình Yêu Có Hương Vị Gì?
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?
Khả Năng Giao Tiếp Với Động Vật
Vụ cá cược ngày ấy
Hổng dám ra đường
Trái tim không gục ngã
Những stt đểu độc chất và hay nhất về tình yêu cười không nhặt được mồm
Đúng đây là Việt Nam rồi..
Những điều con gái nên biết khi yêu một người con trai
MỘT TIẾNG EM
Sẽ có … nhiều cái !
Chết vẫn còn ghen
Đàn ông kiếm tiền nhiều đến mấy mà hằng ngày không làm được những điều này thì cũng 'vứt'!

Trang Mọi Người Quan Tâm