Những tháng ngày nồm ẩm và nóng nực tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh bệnh hô hấp, da và cũng là thời gian loài muỗi sinh sôi nhiều nhất trong năm. Trong khi đó, virus Zika đang có xu hướng lây lan nhanh trên toàn cầu. Vậy làm cách nào để có thể bảo vệ sức khỏe gia đình khỏi loài muỗi, đặc biệt là trẻ nhỏ đối tượng bị muỗi tấn công nhiều hơn?
Cùng với Quản trị mạng tìm hiểu những cách để có thể đuổi muỗi trong gia đình bạn với những cách thức vô cùng đơn giản.
Dùng đèn chống muỗi
Cách phòng tránh bằng việc dùng màn hoặc sử dụng đèn chống muỗi được coi là giải pháp an toàn cho bé.
Đèn bắt muỗi Kill Pest 2008 - 20W
Dùng kem chống muỗi:
Hiện nay trên thị trường có bán khá nhiều loại kem chống muỗi, tuy nhiên nó có thể gây kích ứng đặc biệt với da trẻ còn khá non. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, xem thành phần của kem cũng như chọn lựa sản phẩm từ những nhãn hàng đáng tin cậy.
Khi dùng kem chống muỗi cho bé, bạn nên bôi một ít lên cổ tay (ngửa bàn tay lên), đây là vùng da mỏng nhất trên cơ thể, nếu bị dị ứng sẽ phát hiện nhanh nhất. Sau đó, nếu không có vấn đề gì thì có thể bôi vào những vùng da dễ bị muối đốt nhất. Đối với trẻ em quá nhỏ, bạn nên sử dụng cách bên dưới sẽ an toàn hơn cho chúng, với trẻ lớn hơn thì tránh bôi kem gần mắt, miệng và nhắc chúng không được để vùng có bôi kem chạm vào miệng, mắt. Kem chống muỗi dù gì cũng có chứa hóa chất, nên không được lạm dụng và dùng trong thời gian dài.
Sử dụng tinh dầu từ một số loại cây:
Tinh dầu sả, dầu tràm, bưởi, bạc hà, khuynh diệp đều có khả năng đuổi muỗi khá tốt. Bạn có thể xịt quanh các bức tường vừa giúp khử mùi trong nhà, vừa đuổi được muỗi. Nếu nhà có trẻ nhỏ bạn chỉ cần bôi ít dầu tràm lên quần áo trẻ cũng giúp muỗi tránh xa trẻ. Thậm chí, nếu bị muỗi đốt, dầu tràm cũng có thể giúp vết đốt mau lành hơn. Khi mua dầu tràm bạn hãy đọc kỹ thành phần của nó, dầu tràm nguyên chất sẽ không có thành phần là tràm chổi, và mùi dầu tràm nguyên chất sẽ khá nồng.
Dùng vợt muỗi:
Nếu những cách trên không thể áp dụng thì một chiếc vợt điện để bắt muỗi sẽ là giải pháp thay thế tốt. Một chiếc vợt muỗi bình thường trên thị trường có giá khoảng 80.000 VNĐ, dùng pin sạc bằng điện, do đó bạn có thể sử dụng được trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vợt vẫn có thể để lọt muỗi, bạn nên sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để chống muỗi hiệu quả hơn.
Cách chống muỗi khác:
Cây bạc hà có tác dụng đuổi muỗi
Muỗi đốt sẽ luôn để lại vết sưng tấy, gây ngứa ngáy và khó chịu. Với trẻ nhỏ thì những vết đốt sẽ hiện rõ hơn do da bé còn non. Để làm giảm cơn ngứa, bạn nên vệ sinh và sát khuẩn vết đốt. Có thể tham khảo những cách giảm ngứa dưới đây và an toàn cho trẻ nhỏ.
Khi phát hiện bé bị muỗi đốt mẹ nhanh chóng lấy khoai tây cắt lát mỏng chà xát vào vùng da bị muỗi đốt của bé trong vòng 5 phút, rồi tiếp tục dùng miếng khác chà xát liên tục. Với cách làm này bé sẽ không còn ngứa ngáy, vết muỗi đốt không bị sưng và không để lại vết thâm.
Dùng khoai tây chà vào vết đốt giảm ngứa
Trong nước xà phòng khô (miếng xà bông) có chứa một hàm lượng muối natri đáng kể, chất này khi gặp nước sẽ tạo ra phản ứng kiềm, có tác dụng bão hòa chất độc gây ngứa ngáy do muỗi đốt. Vì vậy, khi trẻ bị muỗi đốt mẹ dùng nước xà bông khô bôi trực tiếp lên vùng da bị đốt, để trong vòng 2-3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, bé sẽ hết ngứa ngay.
Khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ dùng nước giấm pha loãng với nước sôi để nguội rồi bôi trực tiếp lên vết muỗi đốt. Sau đó dùng gạc bông đắp lên sẽ có tác dụng giảm ngứa và sưng rất hiệu quả.
Sử dụng giấm táo làm giảm vết đốt
Em bé sơ sinh da còn non nớt và nhạy cảm nên khi bị muỗi đốt, mẹ có thể vắt một ít sữa rồi bôi trực tiếp vào vết muỗi đốt. Sữa mẹ giúp da không bị sưng và không để lại vết thâm trên làn da non nớt của bé.
Khi bé bị muỗi đốt mẹ có thể dùng đá lạnh thoa đều lên vùng da bị muỗi đốt. Thoa đều trong một thời gian ngắn trẻ sẽ hết ngứa ngáy, khó chịu và không còn sưng tấy.
Kem đánh răng cũng là một trong những cách trị muỗi đốt hiệu quả cho bé. Khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ dùng kem đánh răng bạc hà bôi lên vùng da bị thương của bé, chờ cho kem đánh răng khô rồi rửa lại bằng nước sạch.
Chanh có tính sát khuẩn cao nên khi bé bị muỗi đốt mẹ dùng nước cốt chanh thoa đều lên vùng da bị muỗi đốt. Cách làm này vừa ngăn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, giảm ngứa ngáy khó chịu hiệu quả cho bé.
Thoa nước cốt chanh lên vùng da bị đốt
Các loại lá rau thơm như: bạc hà, lá cà chua, tía tô không chỉ giúp trị muỗi đốt hiệu quả cho bé, mà chúng còn có tác dụng phòng tránh muỗi đốt cho bé hiệu quả. Cách làm như sau: Mẹ dùng một trong những loại lá nêu trên, rửa sạch vò nát, lọc lấy nước rồi dùng nước này bôi lên vùng da bị muỗi đốt hoặc lên da bé đảm bảo muỗi sẽ không còn dám đến gần bé nữa.
Mật ong có tính sát khuẩn cao nên mẹ có thể dùng mật ong để trị vết muỗi đốt cho bé. Thoa một chút mật ong vào phần da bị muỗi đốt sẽ giúp bé hết ngứa ngáy, chống nhiễm trùng da rất hiệu quả.
Khi trẻ bị muỗi đốt mẹ dùng một lượng bột nở vừa đủ, pha với nước để tạo thành hỗn hợp lỏng. Sau đó mẹ dùng hỗn hợp nay thoa đều lên vùng da bị muỗi đốt của bé, chờ nước khô, rửa lại bằng nước sạch. Cách làm này không chỉ giúp bé giảm ngứa ngáy mà còn có tác dụng sát trùng rất hiệu quả.
Tuy nhiên mẹ nhớ canh cẩn thận, không cho bé động tay chân vào chỗ đang thoa nước bột rồi sau đó cho tay vào miệng nhé!
Cả tỏi và hành tây đều có tính sát khuẩn và kháng viêm cao nên khi bé bị muỗi đốt, mẹ có thể cắt một lát mỏng hành tây hoặc tỏi chà xát nhẹ lên vùng da bị muỗi đốt. Da sẽ hết phồng đỏ, ngứa ngáy và chống nhiễm trùng da cho bé.
Cắt lát mỏng chà nhẹ lên vết đốt
Tham khảo thêm các bài sau đây:
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!