Các cửa hàng quần áo trên thế giới hiện nay luôn biết cách sử dụng thủ thuật để người tiêu dùng tiêu nhiều tiền hơn vào việc mua sắm.
Trên trang Bright Side có tiến hành một cuộc bình chọn về "sự trung thực" của nhiều thứ, giúp chúng ta nhận ra rằng có những thứ mà nhà sản xuất cũng như các cửa hàng quần áo đang cố gắng che giấu. Hãy cùng chúng tôi xem qua 9 tuyệt chiêu "móc túi" khách hàng mà nhân viên bán quần áo không bao giờ tiết lộ với bạn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giảm giá có lợi cho cửa hàng, chứ không phải khách hàng
© depositphotos © depositphotos
Giảm giá là một cách khiến bạn mua những thứ nằm ngoài dự định ban đầu. Thật khó có thể cưỡng lại được khi nhìn thấy những chiếc bảng giảm giá 30% - 50% kia cứ đập vào mắt mỗi khi lướt qua cửa hàng. Nhưng thực tế việc giảm giá đó là gì?
2. Size S, size M không phải hãng nào cũng giống nhau
© depositphotos
Các nhà sản xuất khác nhau chắc hẳn có quy mô hoạt động, quy định bảng size khác nhau. Vì thế, có thể bạn mặc chuẩn size ở hãng này nhưng chưa chắc lại mặc vừa size đó ở hãng khác.
Vì thế, đừng quá ngạc nhiên khi order size thường mặc ở hãng này nhưng về lại mặc hơi kích hoặc rộng thùng thình. Hơn nữa, hàng sale thì rất hay "thủng size", nên hãy chú ý đừng vì ham rẻ mà mang về món đồ không xài được.
3. Hợp tác với nhà thiết kế nổi tiếng không có nghĩa là hàng sẽ đảm bảo chất lượng
© depositphotos
Các thương hiệu lớn đôi khi muốn "dựa hơi" nhà thiết kế nổi tiếng. Mục đích của họ là "móc túi" khách hàng nhiều hơn với các mặt hàng gắn mác độc quyền.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mặt hàng độc có 1-0-2 này không chắc sẽ là phiên bản giới hạn và chất lượng vải, cũng như thiết kế... chưa chắc tốt hơn những mẫu khác.
Xem thêm: 13 từ và 10 bí kíp bán hàng mà dân sales nhất định phải biết
4. Thay vì treo lên giá - quần áo "đổ đống" vẫn luôn hút khách
© depositphotos
Đã bao giờ bạn để ý thấy tất cả quần áo trong một cửa hàng được xếp gọn gàng hoặc xếp chồng lên nhau, trong khi những món được giảm giá "đổ đống" với những thứ khác được chất chồng lên nhau chưa?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc để quần áo trong 1 mớ hỗn độn cùng bảng sale có thể kích thích niềm hạnh phúc của khách hàng khi bạn có cảm giác mình đã mua được món hời. Vì thế, họ sẽ mua nhiều hơn, đến độ thiếu kiểm soát.
5. Các hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất quần áo
© depositphotos © depositphotos
Ngay cả khi một sản phẩm nào đó được gắn mác "100% tự nhiên", nó vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Sản xuất quần áo bao gồm các hóa chất không thể xác định và không được xét nghiệm thích hợp. Một số chất độc hại giúp thực hiện mong muốn của nhà thiết kế về màu sắc hoặc kết cấu của mặt hàng, trong khi một số khác bảo vệ quần áo khỏi côn trùng và nấm mốc.
Vậy nên, hãy nhớ giặt quần áo mới trước khi mặc. Nó sẽ giảm lượng hóa chất nguy hiểm và giữ cho bạn an toàn trong trường hợp vi trùng dính lại từ một số khách hàng đã mặc thử.
6. Quần áo chất liệu tổng hợp có giá giống như sản phẩm làm từ cotton
© depositphotos © depositphotos
Các nhà sản xuất thường "làm giá" với những quần áo chất liệu tổng hợp như 1 cách kích thích khách hàng lựa chọn quần áo làm từ vải cotton.
Khi khách hàng nghĩ rằng, chiếc áo choàng bông hay len kia cũng có giá tiền tương đương với chất liệu tổng hợp vậy thì sao lại không chọn chúng.
Xem thêm: 10 màu sắc thần kỳ có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng
7. Quần áo thiết kế đôi khi có chất lượng kém hơn mặt hàng tương tự trong cửa hàng
© depositphotos © depositphotos
Nhiều người không ngại ngần khi đến "rút tiền ra" tại khu vực mặt hàng thiết kế ở các cửa hàng thời trang đắt tiền. Tuy nhiên, đôi khi quần áo, phụ kiện - rất dễ bị sao chép ý tưởng. Không ít thương hiệu sản xuất mẫu mã giống với hàng thiết kế nhưng với chất liệu rẻ hơn nhằm phục vụ những người không có khả năng mua quần áo tại những cửa hàng đắt tiền mà vẫn mong "hợp mốt" và theo kịp xu hướng.
8. Chất liệu quần áo bây giờ thua xa thời xưa
© depositphotos
Có những bộ quần áo từ thời cha, mẹ ta vẫn dùng tốt. Nhưng đó chỉ là câu chuyện thời quá khứ bởi ngày nay, quần áo thường có chất lượng kém hơn hẳn: đường may cẩu thả, hình in chất lượng kém, phụ kiện nhựa rẻ tiền,... Đây chính là mục tiêu của các nhà sản xuất: làm mọi thứ nhanh hỏng và rẻ tiền để chúng ta mua mới thường xuyên hơn.
9. Xu hướng thời trang thay đổi mỗi tuần
© depositphotos © depositphotos
Xu hướng thời trang trước kia chỉ có hai mùa xuân hè và thu đông đã biến mất tựa như một cơn gió. Các nhà sản xuất quần áo hiện đại ngày nay đã chiếm lĩnh thị trường bằng cách liên tục cập nhật những xu hướng mới hàng tuần trong các cửa hàng, những bộ sưu tập hay cách phối đồ độc lạ để kích thích mua sắm. Điều đó dẫn đến nhu cầu mua sắm ngày càng tăng lên khiến cho việc chi tiêu ngày càng tốn kém hơn.
Xem thêm: Mẹo vặt "thần thánh" có từ 100 năm trước đến nay vẫn còn hữu dụng
Chúc các bạn vui vẻ!