Snapchat đang dần trở thành nơi hấp dẫn cho các nhãn hiện bởi sự tương tác của người dùng ngày càng tăng. Làm thế nào Snapchat lại trở thành một xu hướng nền tảng mạng xã hội mới như vậy?
Một cách rất đáng ngạc nhiên, Snap đang dần trở thành 1 mạng xã hội thú vị, với cả người dùng lẫn các thương hiệu đang bắt đầu tìm kiếm cơ hội để tăng tính tương tác của người dùng, tạo ra nội dung có tuyển chọn và những hướng đi sáng tạo mới. Nó đã hình thành nên 1 hình thức marketing dựa trên điện thoại kết hợp cả sự tương tác, sáng tạo (mang tính giải trí), độc đáo và vui. Snapchat đang được đánh giá là tăng trưởng lớn với hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và chúng ta còn hy vọng con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Một nhóm nhỏ và tương tác có thể rất hữu ích trong giai đoạn đầu, nó giúp xác định xem platform của bạn cần phải điều chỉnh gì dựa trên hành vi và thói quen của người dùng. Không cần thiết phải theo đuổi 1 nhóm lớn hoặc ít nhất là cho tới khi bạn thấy tự tin rằng mình có thể tạo nên sự khác biệt.
Quyết định của Snapchat khi tập trung vào những người dùng trẻ dường như là 1 trong những lý do làm nên danh tiếng nhanh chóng của nó bởi Snapchat đang cố gắng chiếm được những người dùng có yêu cầu cao nhất. Những khách hàng đón nhận sớm (early adopter) của 1 thương hiệu là những người sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của nhãn hiệu đó, nghĩa là nếu bạn lựa chọn đúng thì bạn đã có lợi thế hơn so với đối thủ rồi.
Social Media rất phổ biến cho việc giao tiếp trực tiếp và phản hồi nhanh từ người dùng. Nội dung ngày càng nhiều trên Feeds càng làm nổi bật sự "sớm nở tối tàn" của các bài đăng - nghĩa là khả năng vẫn có thể tìm thấy chúng.
Snapchat quyết định đưa đặc điểm này lên 1 cấp độ mới khi đặt ra thời hạn cho chúng, nhắc nhở chúng ta rằng nếu muốn biết bạn bè đã đăng gì thì hãy ghé thăm platform hàng ngày. Những con số thống kê dưới đây khá thú vị khi nó cho biết người dùng Snapchat có vẻ lại thực sự thích những "bài đăng tạm thời" với 35% cho rằng đó là lý do họ thích sử dụng Snapchat.
Người dùng Snapchat dành trung bình 25 tới 30 phút mỗi ngày và mức độ tương tác đáng chú ý này có được là bởi sự hòa trộn giữa ý tưởng "sớm nở tối tàn" và các động cơ tâm lý đúng đắn nhằm kéo chân người dùng. Sự thật là các bài đăng sẽ biến mất sau 24 giờ khiến người dùng phải ghé thăm vài lần 1 ngày để có thể đánh bại được hiện tượng xã hội đáng sợ mang tên F.O.M.O (Fear of Missing Out - sợ bị lãng quên).
Điều này tạo nên cảm giác khẩn trương, thúc giục rất hiệu quả để tăng sự tương tác và tôi tin rằng mức độ tương tác của người dùng Snapchat sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Mỗi platform mới đều nên tìm kiếm 1 cách để khuyến khích sự tương tác của người dùng. Bởi đó là cách duy nhất biến sản phẩm thành thói quen và lôi kéo người dùng liên tục sử dụng nó, từ đó mở rộng lượng người dùng.
Khi mobile tiếp tục thống trị thì cơ hội thành công khi 1 sản phẩm được ra mắt có cách tiếp cận tập trung vào mobile cũng sẽ tiếp tục gia tăng. Snapchat dựa vào cách chúng ta sử dụng thiết bị di động để tạo ra khả năng giao tiếp nhanh chóng, khuyến khích chúng ta tạo nội dung mới trong thời gian thực, trở thành 1 phần trong câu chuyện toàn cầu và thay đổi ý tưởng về các nội dung thời gian gian thực. Nó cố gắng để
Và những gì chúng ta có thể học được là phải luôn luôn nghĩ ra những ý tưởng mới để tạo ra các sản phẩm thu hút bằng cách phân tích xu hướng hiện tại và thậm chí là dự đoán xu hướng sắp tới.
Thành công toàn cầu có thể đến nhờ việc tập trung vào những yếu tố mang tính cục bộ và điều này cũng đúng với Snapchat bằng quyết định tô sáng, làm nổi bật các câu chuyện có tính địa phương nhưng quan trọng với người dùng.
Giờ thì người dùng đã trở thành người xuất bản, họ cũng muốn đóng góp nội dung trong những hoàn cảnh thích hợp. Những câu chuyện nhỏ của Snapchat giúp đo lường sự gia tăng đáng kể của nội dung trong năm qua. Do đó, những gì chúng ta có thể học được là tầm quan trọng của việc tập trung vào những gì diễn ra xung quanh, giúp người dùng tiếp tục yêu thích platform cho tới khi họ quyết định tự đưa nội dung của riêng mình.
Ban đầu Snapchat được dùng như phương tiện giao tiếp cá nhân (và "sớm nở tối tàn"), thường được giới trẻ sử dụng. Cho tới khi nó bắt đầu chiếm được nhóm người dùng có yêu cầu cao này, Snapchat biết rằng mình đã sẵn sàng để nghĩ tới những kế hoạch lớn hơn và đưa ra ý tưởng thu hút người dùng thuộc các nhóm khác.
Không có gì bí mật khi nói rằng Snapchat đang có mục tiêu thay thế Facebook Messenger để trở thành platform chính cho việc trò chuyện và sự ra mắt Chat 2.0 đã chứng minh rằng dường như Snapchat đang đi đúng hướng.
Ra mắt tính năng gọi audio và video chứng minh rằng Snapchat đang đi xa hơn nhóm người dùng trẻ và cố gắng trở thành platform đáng tin cậy để giao tiếp hàng ngày. Có lẽ còn quá sớm để nói liệu nó có thể tăng trưởng mạnh và cạnh tranh với Facebook Messenger được hay không (điều này còn phụ thuộc vào sự trung thành của người dùng với các mạng xã hội lớn) nhưng ít nhất dường như Snapchat cũng đang cố gắng mở rộng các tính năng của mình (hoặc không thì cũng là cố gắng bắt chước những tính năng được ưa thích ở các nền tảng khác).
Snapchat đã thành công trong việc mang lại hướng đi mới mẻ và sáng tạo, nhiều màu sắc và có tính giải trí, cho phép cả người dùng và các thương hiệu thử nghiệm với những nội dung bắt mắt và thu hút thị giác.
Thực tế thì việc thuyết phục 1 nhãn hiệu điều chỉnh theo kiểu nội dung mới là rất khó khăn và đầy thử thách bởi ngay từ đầu trông nó đã có vẻ hấp dẫn để trò chuyện trực tiếp hay để mua vui hơn là các nội dung để quảng bá thương hiệu. Khi platform của bạn có khả năng ảnh hưởng tới định hướng sáng tạo của các thương hiệu thì bạn biết rằng mình đang bước gần hơn tới việc kiếm tiền từ ý tưởng của mình.
Snapchat báo cáo đã mua lại Bitstrips với giá $100 triệu. Bitstrips là 1 ứng dụng phổ biến có nhiều emoji cá nhân - được gọi là bitmoji - và dường như có vẻ ăn nhập hoàn hảo với ý tưởng tạo niềm vui của Snapchat.
Đây là minh chứng cho thấy các platform xu hướng cần cân nhắc những con đường mới để duy trì và cung cấp những tính năng mới cho những khách hàng yêu cầu cao. Việc đánh mất sự phổ biến cũng diễn ra nhanh như khi bạn có được nó, vậy nên đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng.
Snapchat biết rằng kế hoạch tăng trưởng của mình không thể khả thi nếu không có những hình thức quảng cáo hiệu quả và ý tưởng sử dụng video dọc đã trở thành vũ khí bí mật cho sự tăng trưởng bởi nó tạo ra 1 xu hướng nội dung mới.
Tính năng quay video dọc toàn màn hình hoạt động có vẻ khá tốt trên Snapchat khi Facebook còn bắt chước ý tưởng này bằng việc giới thiệu Canvas. So với các hình thức quảng cáo bằng video khác thì người dùng dường như sẵn sàng xem toàn bộ quảng cáo kiểu này nhiều hơn tới 9 lần.
Bởi thời gian xem quảng cáo là con số đo lường đáng quan tâm, Snapchat biết rằng ý tưởng sử dụng video dọc đã khá thành công và điều gì thu hút nhiều thương hiệu sử dụng quảng cáo trên platform của mình. Từ khi những con số thống kê chiến dịch này trở nên quan trọng với các thương hiệu, Snapchat hứa sẽ mở rộng khả năng đo lường của mình, hợp tác với "những đối tác đi đầu trong ngành công nghiệp đo lường để giúp các nhà quảng cáo biết được những quảng cáo của họ đã tiếp cận được tới ai và ảnh hưởng của chúng như thế nào".
Các thương hiệu đã rất thận trọng khi lần đầu tiên gia nhập Snapchat. Khi đã gia nhập, họ cũng không chắc rằng liệu đây có thể là 1 phần trong chiến lược marketing của mình hay không. Ngoại trừ những thương hiệu tham gia mục Discover từ những giai đoạn đầu, các thương hiệu còn lại muốn 1 bằng chứng vững chắc rằng nền tảng này có thể được xem xét và sử dụng nghiêm túc trên phương diện hiệu quả kinh doanh.
2016 chắc chắn là năm mà các thương hiệu nhận ra rằng họ không thể không chú ý tới thành công của Snapchat khi số người dùng tiếp tục tăng, tính tương tác không hề có hy vọng giảm và lượt xem video thì tăng 400% kể từ năm ngoái.
Video tiếp tục là một lựa chọn hấp dẫn trong chiến lược marketing cho thương hiệu. Điều này có nghĩa là sự phổ biến của Snapchat (và hình thức sáng tạo mới của nó) khiến nhiều thương hiệu đổ xô nhau đi thử kiểu nội dung dọc mới này.
Thành công của Snapchat có thể đóng góp vào sự thật rằng nó đã trở nên hấp dẫn hơn với không chỉ người dùng mà cả các thương hiệu, mang đến cơ hội tăng trưởng, miễn là nó có thể duy trì sự cân bằng giữa 2 bên.
Đúng vậy, Snapchat vẫn cố gắng duy trì sự cân bằng giữa người dùng và các thương hiệu nhưng sự tăng trưởng yêu cầu Snapchat phải cân nhắc lại ưu tiên của mình và điều này có thể là 1 thử thách, có thể sẽ ảnh hưởng tới tương lai của nó.
Cách thức tiếp cận nội dung và cách thức giao tiếp trực tiếp vui và sáng tạo có đóng góp vào tỉ lệ tương tác ấn tượng của Snapchat và đây có thể là bài học hữu ích cho nhiều thương hiệu đang cố phát triển trong thế giới kĩ thuật số. Các thương hiệu nên tập trung chủ yếu vào người dùng và cách này sẽ giúp xây dựng 1 nền tảng vững chắc, từ đó thu hút những thương hiệu khác và tạo điều kiện cho quá trình tìm kiếm lợi nhuận.
Tất nhiên, chẳng có công thức bí mật nào giúp bất kì nền tảng nào biến thành một Snapchat tiếp theo nhưng chúng ta có thể học được nhiều bài học marketing quý giá thông qua việc hiểu được điều gì đã dẫn tới thành công của Snapchat và cách nó xây dựng mô hình kinh doanh.
Giải thích 1 số thuật ngữ Marketing
Tác giả: Tereza Litsa