Bán hàng không đơn thuần giống như những gì bạn nghĩ, hay nói đúng hơn là không chỉ dừng lại ở hai từ mô tả về nó: bán hàng. Bạn phải hiểu phong cách bán của mình là gì để điều chỉnh và tận dụng nó.
Tại sao?
Rất đơn giản. Nếu biết "style" của mình là gì, bạn sẽ dễ dàng phát huy nó. "Style" cũng hình thành nên nét đặc trưng của bạn và cũng là thứ để bạn trở nên khác biệt so với các đồng nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: không phải mọi tình huống bán hàng đều giống nhau và đều thành công. Do vậy, việc chỉ trung thành với một phong cách bán không còn phù hợp nữa.
Đến lúc này, bạn buộc phải thích ứng, linh hoạt, áp dụng từng kỹ thuật bán cho từng hoàn cảnh khác nhau thì khi đó, khả năng chốt thành công mới chắc chắn.
Dưới đây là 5 phong cách bán hàng, cũng là đồng thời là 5 kỹ thuật sale mà bất cứ saler nào cũng cần biết!
Đây là phong cách bán hàng mà người làm sale duy trì sự tập trung cao độ và mục đích duy nhất của họ đó là phải bán được hàng.
Họ là những saler táo bạo, đầy quyết tâm (thậm chí có vẻ hung hăng) và luôn nỗ lực hết sức mình để chốt sale thành công chỉ trong lần gặp đầu tiên hoặc chỉ với một cuộc gọi.
Họ là những người không tin tưởng vào cái gọi là "quy trình bán hàng". Mọi thứ cần được diễn ra một cách dứt khoát và nhanh gọn. Đối với họ, nếu khách hàng tiềm năng (prospect) có dấu hiệu băn khoăn nghĩa là bán hàng thất bại.
Điểm đặc biệt nhất của những người làm sale theo phong cách này là họ làm việc độc lập rất hiệu quả nhưng nếu làm theo nhóm thì vai trò và khả năng thể hiện khá mờ nhạt.
Relationship building/Consultative Selling được chấp nhận rộng rãi như là phong cách bán hàng thành công nhất. Những người đi theo "style" này luôn biết cách điều chỉnh kỹ thuật sale cho phù hợp với từng khách hàng và tình huống mà không quá quan trọng tới việc liệu các "prospect" hiện tại có trở thành người mua hay không.
Đi theo phong cách này nghĩa là quá trình bán hàng cần thời gian để thành công chứ không phải trong phút chốc.
Phong cách bán hàng này yêu cầu người sale phải nghĩ nhanh, thích nghi nhanh, cư xử lịch thiệp, khéo léo và có thể đặt ra các câu hỏi thông minh để tìm hiểu về cái mà khách hàng đang cần.
Sau khi đã khám phá ra được nhu cầu của người tiêu dùng, saler sẽ tự "biến" mình thành một người giải quyết vấn đề, giúp khách hàng gỡ rối và bắt đầu giới thiệu giải pháp.
Một cách đơn giản, Need-oriented Selling chính là tìm hiểu nhiều hơn về nhu cầu hiện tại của khách hàng tiềm năng để hướng sản phẩm theo chiều đáp ứng được nhu cầu đó thay vì cố gắng tạo ra những nhu cầu mới (Dựa trên lợi ích của sản phẩm).
Người bán hàng thuộc phong cách này thường thiên về việc giải thích tính năng và lợi ích của sản phẩm cho khách hàng tiềm năng thông qua việc sử dụng các mô hình demo, sản phẩm mẫu, trải nghiệm thử cho tới khi hoàn toàn thuyết phục được họ.
Một điểm cần nhấn mạnh ở đây là các saler buộc phải hiểu tường tận các dịch vụ hoặc sản phẩm mình đang bán vì "prospect" có thể có rất nhiều câu hỏi khác nhau, đồng thời kết hợp với các ví dụ/bằng chứng thực tiễn để tăng tính thuyết phục. Có vậy thì bạn mới nắm chắc trong tay được phần thắng.
Các saler đi theo phong cách bán hàng cạnh tranh rất kiên nhẫn, bền bỉ trong việc thuyết phục khách hàng tiềm năng. Họ vượt qua sự chống đối, khó chịu bằng cách không bao giờ trả lời "không", thay vì như vậy, họ sẵn sàng làm mọi thứ để kết thúc thương vụ mà có thể tạo ra một sự ảnh hưởng trực tiếp giữa hai bên. Với tư duy hướng cạnh tranh như vậy, người bán hàng sẽ làm nhiều hơn dự kiến để nhiệm vụ có thể hoàn thành.
Với động lực là đạt chỉ tiêu/yêu cầu trước người khác trong cuộc cạnh tranh bán hàng đầy khốc liệt thì dù tình huống khắc nghiệt đến đâu, họ vẫn tìm mọi cách để bán được hàng.
Liệu người bán hàng có nên áp dụng một phong cách bán cho tất cả các khách hàng? Với kinh nghiệm của rất nhiều chuyên gia sale thì câu trả lời là không. Các "bậc thầy" về sale luôn thay đổi kỹ thuật bán của mình tùy thuộc vào khách hàng và hoàn cảnh. Đặt câu hỏi, lắng nghe, biết cách để khiến người mua "phải" đặt hàng và nắm rõ kiến thức sản phẩm – tất cả đều quan trọng. Tuy nhiên, điều cốt yếu ở đây là hiểu khi nào áp dụng từng kỹ năng và kỹ thuật, hay nói chính xác hơn là sự linh hoạt trong phong cách bán.