Bên cạnh 6 kiểu nhân viên gần như tất cả các công ty đều chào đón thì môi trường công sở cũng tồn tại không ít kiểu người mà về lâu dài chắc chắn sẽ bị đào thải hoặc tự đào thải chính mình. Họ tồn tại ở khắp mọi nơi, trong mọi ngành nghề và có thể bạn đang tiếp xúc với họ hàng ngày đấy.
Dưới đây là 10 kiểu nhân viên có nguy cơ bị sa thải cao nhất và đây cũng là 10 dấu hiệu để bạn có thể kiểm tra liệu rằng mình có nằm trong số đó.
Sự phổ biến của mạng xã hội và các phương tiện liên lạc khiến dân văn phòng bị ảnh hưởng khá nhiều. Facebook, Instagram, Twitter.... phần lớn nhân viên, đặc biệt là những người trẻ tuổi đều sở hữu ít nhất một tài khoản. Họ online để làm gì? Lướt News Feed, đăng ảnh tự sướng, xem ngày sinh nhật của bạn bè, kiểm tra lượt "Like", comment, chát chít.... và nhiều khi cũng chẳng cần bất kỳ lý do nào cụ thể cả.
Không phủ nhận việc mạng xã hội có vai trò rất lớn trong kinh doanh và cũng là phương tiện để mọi người kết nối. Tuy nhiên, những nhân viên nào dành quá nhiều thời gian chat và lướt Facebook luôn nằm trong "sách đỏ" cần sa thải của sếp, đặc biệt là khi ngang nhiên "lộng hành" trong giờ làm việc.
Đặc điểm chính của những người này là khi có công việc thường lảng tránh, trốn nghĩa vụ hoặc luôn nói "đó chẳng phải công việc của tôi" nếu đồng nghiệp yêu cầu giúp đỡ; tuy không tham gia làm việc nhưng lại thích chỉ đạo, đòi hỏi người khác làm theo ý của mình; làm ít, nói nhiều và luôn thể hiện là "Mr. Biết Tuốt".
Hầu hết công ty nào cũng có vài nhân viên loại này: đóng góp ít, sợ hãi nhưng khi người khác có ý tưởng lại bàn lùi, tìm mọi cách cản trở, phá hoại, dương đông kích tây để đạt được mục đích của mình. Kiểu nhân viên này thường không góp ý vì mục đích chung, ngược lại, còn gây mất đoàn kết và mâu thuẫn nội bộ.
Mỗi công ty đều có các quy tắc và việc tất cả mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành với một thái độ hài lòng sẽ tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những thành phần cố ý chống lại, kể cả các lỗi nhỏ nhưng lặp lại trong thời gian dài và không nỗ lực sửa đổi, chẳng hạn như đi làm muộn, không nộp báo cáo đúng quy định, để việc cá nhân ảnh hưởng tới việc chung hay thường xuyên làm trái lời cấp trên thì thật khó "nương tay" được.
Để đạt được thành công, mỗi công ty đều cần có sự đoàn kết và thống nhất cao giữa các thành viên. Những nhân viên chỉ khăng khăng làm theo ý mình mà không quan tâm đến ý kiến của những người khác trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chung, gây chia rẽ nội bộ.
Một nhân viên giỏi vừa phải có năng lực cá nhân, khả năng làm việc độc lập cao nhưng khi cần phối hợp luôn tỏ ra biết đóng góp ý kiến và lắng nghe người khác. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, họ sẽ tự đào thải chính họ.
Rõ ràng với kiểu nhân viên này thì khả năng bị buộc thôi việc là rất cao. Đặc biệt với những người yếu kém về năng lực nhưng lại không có ý chí, thiếu cố gắng trong công việc, không trau dồi bản thân, bị động, thường xuyên bị nhắc nhở, hơn thế nữa lại tỏ thái độ ghen tị với các đồng nghiệp xuất sắc thì chẳng có lý do gì để giữ họ lại cả.
Dù chỉ hoàn thành công việc ở mức trung bình khá nhưng lại luôn phàn nàn về công việc được giao, than vãn, tính toán, so đo trách nhiệm với đồng nghiệp; đóng góp không nhiều nhưng luôn đòi hỏi về quyền lợi, không bao giờ chấp nhận thua thiệt và sẵn sàng nói xấu tổ chức cả trên các diễn đàn hay mạng xã hội...., kiểu người này khó có công ty nào "chiều" lòng được. Nếu giữ họ quá lâu còn ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của những nhân viên khác.
Thích đánh bóng bản thân, năng nổ nhận việc và luôn đảm bảo hoàn thành công việc ở mức độ cao nhất khi có mặt sếp nhưng trên thực tế lại tỏ ra uể oải, không muốn làm việc, chậm trễ deadline liên tục, thích đùn đẩy và hiệu quả làm việc rất thấp là đặc trưng của những người thích hứa và thất hứa.
Một lần đáng tin - vạn lần bất tín và trong môi trường công sở cũng vậy. Kiểu người này còn nghiêm trọng hơn người thất hứa khi họ sẵn sàng nói sai sự thật để đảm bảo lợi ích cho mình, không cần quan tâm tới bất cứ ai, kể cả điều đó sẽ gây hại cho đồng nghiệp, cấp trên và tổ chức.
Nói dối để được nghỉ phép, nói dối khách hàng, nói dối để trốn tránh trách nhiệm, một lần, hai lần và khi đã trở thành thói quen thì nhà quản lý sẽ rất khó kiểm soát. Đặc biệt, nếu họ có sử dụng các chiêu trò để qua mắt đồng nghiệp và lãnh đạo thì kiểu người này còn nguy hiểm hơn rất nhiều nữa. Do vậy, sa thải họ sẽ là cách để đảm bảo sự tồn tại bền vững cho doanh nghiếp.
Kiểu người bảo thủ, cố chấp ở mức độ nhẹ không hẳn sẽ gây hại cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, với những người "siêu bảo thủ" thì rủi ro vô cùng lớn.
Đặc điểm nhận dạng của họ là "cái tôi" cá nhân lớn, luôn cho mình là đúng, bài trừ ý kiến của mọi người, không biết lắng nghe và thường xuyên làm trái ý. Đặc biệt, dù kết quả không hề tốt đẹp nhưng họ vẫn khẳng định mình không sai và tìm cách đổ lỗi cho người khác.
Bảo thủ ở mức độ này thật khó ông chủ nào có thể trọng dụng được.