Tiếp nối phần 1, các nguyên nhân dẫn tới việc startup thất bại được đưa ra trong phần 2 này xoay quanh các chủ đề sau.
7. Lựa chọn sai nền tảng
8. Tung sản phẩm (Launch) quá chậm
9. Launch quá sớm
10. Không có một đối tượng người dùng cụ thể
11. Gọi vốn quá ít
12. Chi tiêu quá nhiều
Một vấn đề khá liên quan (bởi nó thường xảy ra do bạn chọn phải lập trình viên dở tệ - nguyên nhân thứ 6) là lựa chọn sai nền tảng. Tôi nghĩ tới rất nhiều các start-up trong giai đoạn bong bóng startup tự giết chính mình bằng cách lựa chọn ứng dụng xây dựng trên server của Windows. Hotmail vẫn chạy trên FreeBSD hàng năm trời trước khi được Microsoft mua lại. Nếu người sáng lập Hotmail chọn sử dụng Windows thì có lẽ họ đã rơi vào vũng lầy.
PayPal thì chọn cách né tránh "viên đạn" này. Sau khi nhập vào X.com, CEO mới muốn chuyển sang Windows ngay cả khi đồng sáng lập PayPal Max Levchin đã chỉ ra rằng phần mềm của họ chỉ tăng có 1% trên Windows cũng như Unix. Rất may là PayPal sau đó đã đổi CEO.
Nền tảng là 1 từ mơ hồ. Nó có thể có nghĩa là hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình hay khung "framework" xây dựng trên các ngôn ngữ lập trình. Nó cho thấy khả năng hỗ trợ cũng như hạn chế, giống như khi bạn xây móng cho ngôi nhà. Một điều đáng sợ khi chọn nền tảng là luôn có những lựa chọn nằm ngoài mức an toàn, như Windows trong những năm 90s, sẽ hủy hoại bạn nếu bạn chọn chúng. Java Applet có thể lẽ là 1 ví dụ điển hình, được cho là cách mới để tung ứng dụng. Ước chừng nó đã giết khoảng 100% startup tin vào điều đó.
Bạn lựa chọn nền tảng đúng như thế nào? Cách thông thường nhất là thuê 1 người lập trình giỏi và để anh ta chọn cho bạn. Nếu bạn không phải 1 nhà lập trình thì có thể ghé thăm văn phòng của các công ty khoa học máy tính và xem cách họ dùng trong các dự án nghiên cứu.
Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì quá trình hoàn thiện phần mềm cũng là 1 giai đoạn khó khăn. Bản chất nội tại của phương pháp launch là phần mềm luôn chỉ hoàn thiện 85%. Cần có nỗ lực vượt qua điều này và phát hành cho người dùng (3). Startup luôn đưa ra nhiều lý do để trì hoãn việc tung ra sản phẩm của mình, hầu hết là những nguyên nhân mà mọi người hay dùng để trì hoãn những việc khác trong cuộc sống hàng ngày. Có điều gì đó cần phải làm trước? Có lẽ vậy. Thế nhưng khi phần mềm của bạn đã hoàn thiện 100% rồi và sẵn sàng ra mắt thì liệu người dùng có chờ được không?
Một lý do để launch nhanh chóng là nó buộc bạn phải thực sự hoàn thành theo quán tính của công việc. Không có sản phẩm nào thực sự hoàn thành cho tới khi nó được phát hành, bạn có thể thấy sự cấp tốc khi phát hành bất cứ sản phẩm nào, cho dù bạn nghĩ là mình đã hoàn thành tới mức nào. Một lý do khác là chỉ khi đưa ý tưởng của mình tới người dùng thì bạn mới hoàn toàn hiểu được nó.
Một vài vấn đề nội tại tự nó thể hiện ra khi có sự trì hoãn launch sản phẩm là: làm việc quá chậm, không thực sự hiểu vấn đề, sợ phải xử lý với quá nhiều người dùng, sợ bị đánh giá, làm việc với quá nhiều sản phẩm, cầu toàn quá mức. Nhưng may là bạn có thể đánh bại tất cả chúng chỉ bằng 1 cách đơn giản là buộc bản thân phải tung ra 1 sản phẩm nào đó thật nhanh chóng.
Launch quá sớm có lẽ còn giết startup nhiều hơn trăm lần so với launch quá sớm nhưng launch nhanh không phải là không thể. Nguy hiểm ở đây là bạn hủy hoại danh tiếng của mình khi bạn tung ra sản phẩm, những người tiếp nhận đầu tiên (early adopter) dùng thử và nếu nó không tốt thì họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Vậy thì đâu là mức tối thiểu để bắt đầu launch sản phẩm? Tôi gợi ý startup nên có kế hoạch xem mình sẽ làm gì, xác định điều cốt lõi mà (a) bản thân nó đã hữu ích và (b) có thể dần dần mở rộng trong toàn bộ dự án và cố gắng hoàn thiện nhanh nhất có thể.
Đó là hướng mà tôi (và nhiều nhà lập trình khác) sử dụng khi viết phần mềm, nghĩ về mục tiêu tổng thể và bắt đầu viết cho nhánh nhỏ nhất trong đó nhưng vẫn có giá trị sử dụng. Nó là 1 tiểu tiết nhưng dù sao thì bạn cũng vẫn phải viết nó và trong tình huống xấu nhất thì việc bạn làm cũng không phải là tốn thời gian vô ích. Bạn sẽ nhận ra rằng thực hiện 1 nhánh nhỏ vừa tốt cho tinh thần làm việc lại vừa giúp bạn nhìn rõ xem phần còn lại sẽ phải làm gì. Những người tiếp nhận đầu tiên mà bạn cần phải gây ấn tượng cũng là những người khá rộng lượng. Họ không hy vọng một sản phẩm mới tung ra phải làm được mọi thứ, họ chỉ cần nó làm được 1 điều gì đó mà thôi.
Bạn không thể xây dựng được điều gì khiến người dùng thích nếu bạn không hiểu họ. Tôi đã nhắc tới trước đó rằng hầu hết các startup thành công ban đầu đều cố gắng giải quyết vấn đề mà người sáng lập gặp phải. Có lẽ là có 1 quy luật ở đây: giá trị của những gì mà bạn tạo ra tỉ lệ thuận với mức độ mà bạn hiểu vấn đề mình đang cố giải quyết. Và vấn đề mà bạn hiểu rõ nhất là vấn đề của chính bạn. (4)
Ngạc nhiên là vẫn có những người sáng lập tự giả định rằng sẽ có ai đó - ai đó mà họ không biết chắc là ai - sẽ cần tới sản phẩm mà họ đang xây dựng. Người sáng lập không nằm trong thị trường mục tiêu, vậy thì đó là ai? Có thể là lớp thanh thiếu niên? Những người làm kinh doanh?
Tất nhiên bạn có thể xây dựng 1 sản phẩm cho người dùng không phải là bạn. Chúng tôi cũng đã làm vậy. Nhưng cũng cần nhận ra rằng bạn đang bước vào 1 lĩnh vực nguy hiểm. Bạn đang bay trên 1 phương tiện nên cần phải (a) nhận thức rõ ràng cách điều khiển nó thay vì giả định dựa trên trực giác như thông thường và (b) luôn để mắt tới phương tiện của mình.
Trong trường hợp này thì phương tiện đó chính là người dùng. Khi thiết kế sản phẩm cho người khác thì bạn phải rất thực tế. Bạn không thể đoán xem như thế nào thì sẽ hiệu quả mà phải tìm người dùng, đo lường phản hồi của họ. Vậy nên nếu muốn tạo sản phẩm cho thanh thiếu niên hay doanh nhân hay bất kì nhóm nào không bao gồm bạn thì hãy để vài người sử dụng thử sản phẩm của bạn. Nếu không thì bạn sẽ đi sai đường.
Hầu hết các startup thành công đều gọi được vốn vào 1 thời điểm nào đó. Khi có nhiều hơn 1 người sáng lập thì điều này dường như là chắc chắn, thế nhưng nên có được bao nhiêu thì đủ? Vốn của startup đo lường theo thời điểm. Mỗi startup không làm ra lợi nhuận (có nghĩa là tất cả các startup thuộc nhóm này) đều có 1 khoảng thời gian trước khi họ cạn tiền và buộc phải ngừng hoạt động. Điều này đôi khi được gọi là runway (đường băng) và sử dụng trong câu hỏi "Đường băng còn dài bao nhiêu nữa?". Đây là 1 câu ẩn dụ hay bởi nó gợi nhắc rằng khi bạn hết tiền thì bạn cũng "chết".
Quá ít tiền sẽ không đủ để cất cánh. Cất cánh cũng mang nghĩa khác nhau phụ thuộc vào từng tình huống. Thường thì bạn sẽ phải đi tới các bước cao hơn; nếu có 1 ý tưởng thì đó là cho ra đời 1 bản mẫu, nếu đã có 1 bản mẫu (prototype) rồi thì đó là việc tung sản phẩm, nếu đã tung sản phẩm rồi thì đó là tăng trưởng. Điều này còn phụ thuộc vào nhà đầu tư bởi bạn chỉ có thể thuyết phục họ khi làm ra lợi nhuận.
Vậy nên nếu gọi vốn từ nhà đầu tư, hãy gọi đủ cho bước tiếp theo cho dù bước đó là gì. (5) Rất may là bạn có thể kiểm soát mức chi tiêu cũng như bước tiếp theo của mình là gì. Chúng tôi khuyên startup hãy lựa chọn 2 tiêu chí đó ở mức thấp nhất. Ngay từ đầu hãy chi tiêu thật ít và đặt ra mục tiêu đơn giản để xây dựng 1 nguyên mẫu vững chắc. Đó là cách mang lại sự linh hoạt tối đa.
Thật khó để phân biệt giữa việc chi tiêu quá nhiều và gọi vốn quá ít. Khi hết tiền, bạn có thể đổ lỗi cho cả 2 nguyên nhân. Cách duy nhất để xác định là so sánh với các startup khác. Nếu bạn gọi vốn 5 triệu và vẫn hết tiền thì có lẽ bạn đã chi tiêu quá nhiều. Chi quá tay không còn là việc phổ biến ngày nay bởi các nhà sáng lập dường như đã nhận ra được bài học cho mình. Thêm nữa là việc bắt đầu 1 startup bây giờ cũng tốn ít chi phí hơn. Tới khi bài viết này ra đời thì có khá ít startup chi tiêu quá nhiều, không có ai trong số chúng tôi chi vốn lại mắc phải lỗi này (không phải bởi chúng tôi đầu tư ít, nhiều startup còn tiếp tục gọi vốn thêm).
Nguyên nhân cổ điển nhất là do thuê quá nhiều người. Điều này sẽ mang hại gấp đôi: không chỉ gia tăng chi phí, nó còn làm chậm hoạt động kinh doanh của bạn - tiền phải tồn tại lâu thì lại tiêu đi quá nhanh. Hầu hết các hacker đều hiểu rõ điều này. Fred Brooks cũng giải thích rõ trong cuốn sách The Mythical Man-Month. Chúng tôi có thể đưa ra 3 lời khuyên về việc thuê nhân sự (a) nếu có thể tránh thì đừng làm (b) trả bằng cổ tức thay vì lương không chỉ giúp tiết kiệm tiền mà bởi bạn muốn người đó cam kết làm việc nhiều hơn (c) chỉ thuê những người viết code hoặc có thể kiếm khách hàng, bởi đó là những người duy nhất mà bạn cần vào buổi đầu.
(3) Steve Job đã lấy tinh thần cho mọi người bằng cách nói rằng "Real artists ship" (tạm dịch là "Nghệ sĩ thực sự là người có thể truyền tải ý tưởng" - ý của Steve Jobs là có thể nhiều người có ý tưởng nhưng chỉ người nghệ sĩ thực sự mới có thể truyền tải ý tưởng đó). Câu nói này cũng hay nhưng tiếc là nó không thực sự đúng. Nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng đã bị bỏ dở. Câu này đúng trong các lĩnh vực có deadline rõ ràng như kiến trúc, phim ảnh nhưng ngay cả trong các lĩnh vực đó thì mọi người cũng có xu hướng tạo ra các biến thể trước khi nó thực sự ra đời.
(4) Đây có lẽ là nhân tố thứ 2, những người sáng lập startup có xu hướng dẫn đầu công nghệ nên các vấn đề mà họ gặp phải có lẽ cũng đủ giá trị rồi.
(5) Bạn nên lấy nhiều hơn mức bạn nghĩ là mình cần, có lẽ là 50% tới 100% bởi vì phần mềm thường mất nhiều thời gian để viết và thời gian để đạt được thỏa thuận cũng sẽ lâu hơn bạn nghĩ.