Các triệu phú tự thân có nhiều thứ mà đa phần chúng ta không hề có. Tuy nhiên, lý do nằm ở chỗ chúng ta không dám trải nghiệm và nỗ lực để đạt được chúng mà thôi.
Tôi đã dành một khoảng thời gian đáng kể tiếp xúc với các triệu phú tự thân và tìm hiểu rất kỹ về họ. Cuối cùng, điều tôi phát hiện được đó là: các triệu phú tự thân là triệu phú tự thân bởi vì tất cả họ đều xây dựng và bám sát các quan điểm hay nguyên tắc giúp họ bền bỉ, kiên cường – trong khi những người khác cảm thấy đó là thử thách và muốn từ bỏ.
10 quy tắc dưới đây tôi tạm gọi là "Khung thành công của các triệu phú tự thân" để bạn có cái nhìn rõ hơn về tư tưởng và sự nhất quán cả trong suy nghĩ lẫn hành động của họ.
Các triệu phú tự thân là triệu phú tự thân bởi vì khi bắt đầu xây dựng một đế chế, họ đều có sự tập trung cao độ vào một mục tiêu nhất định. Tất cả nỗ lực và năng lượng đều được dồn hết mức để theo đuổi thứ mà họ muốn. Chẳng hạn:
Khi nhìn vào tất cả các mục tiêu này, chúng dường như đều rất to lớn, ấn tượng nhưng vẫn đảm bảo ngắn gọn – chỉ nằm trong một câu duy nhất và dễ hiểu.
Các triệu phú tự thân không bao giờ lập ra các kế hoạch quá chi tiết, tỉ mỉ.
Herb Kelleher – sáng lập viên của Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất tại Mỹ không bao giờ sử dụng các con số phức tạp. Kế hoạch của ông chỉ đơn giản là bám sát 3 nguyên lý sau:
Những nguyên lý rất đơn này chính là nền tảng để tạo ra hãng máy bay giá rẻ có lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp hàng không. Việc duy trì sự đơn giản trong tất cả mọi thứ sẽ khiến cho đội ngũ nhân viên – chứ không chỉ là các nhà lãnh đạo chủ chốt – tập trung vào các hoạt động có tác động lớn nhất đối với thành công của tổ chức.
Các triệu phú tự thân luôn giới hạn những thứ mà họ có thể chịu đựng – nghe có vẻ hơi nhẫn tâm nhưng quả thật đây là điều rất tuyệt vời.
Họ không tích lũy thành công từ những điều họ muốn, họ "lấy" nó từ thế giới bằng cách giới hạn những thứ mà họ sẽ chịu đựng được.
Họ không bao giờ tha thứ cho những con người thiếu năng lực hay ích kỷ, vụ lợi và không bao giờ giúp đỡ người khác.
Họ không tha thứ cho việc không tạo ra kết quả.
Họ không chịu đựng những áp lực của xã hội – họ sẵn sàng chấp nhận tách biệt, cô lập và vượt qua nó để tạo nên những thứ thực sự tuyệt vời.
Các triệu phú tự thân là 1% những người mà có khả năng chịu đựng thứ mà 99% số người còn lại tránh và thường tránh những thứ mà 99% số người còn lại chấp nhận chịu đựng. Họ không ngừng tối ưu hóa cuộc sống của mình. Họ liên tục tự đặt câu hỏi cho chính mình trong cuộc sống thường ngày: "Chướng ngại vật đang tồn tại trong cuộc đời tôi là gì? Ngày hôm nay tôi có thể loại bỏ điều gì để ngày mai của tôi trở nên tốt hơn?"...
Các triệu phú luôn nhận dạng và thanh lọc những thứ không cần thiết mà không hề do dự - đó là lý do tại sao họ lại có được những thành quả mà không phải ai cũng có thể đạt được.
Các triệu phú không phải thỉnh thoảng mới dựa vào những người khác; họ hoàn toàn dựa vào mọi người để có thể theo đuổi thứ gì đó đến cùng. Từ các trợ lý riêng cho tới những thành viên khác trong ban điều hành, người thành công đều xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong công việc vững chắc nhất.
Đây là lý do tại sao: Không một cá nhân nào có thể tạo ra đòn bẩy và động lực cần thiết để tạo ra khối tài sản trị giá hàng tỷ USD. Chính vì vậy, các tỷ phú luôn yêu cầu và đề nghị được giúp đỡ, hỗ trợ. Họ biết rằng các doanh nhân không thể làm nên bất cứ điều gì nếu đơn thương độc mã. Do vậy, họ liên kết cùng nhau để tất cả cùng di chuyển về phía trước nhanh hơn nữa.
Một phần vì dựa vào những người khác nên các tỷ phú cũng cống hiến những gì họ có cho mọi người, đó chính là các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và những người thân cận với họ.
Sự cống hiến đó có thể biểu hiện ra ngoài theo nhiều cách – một vài tỷ phú bị "ám ảnh" trong việc tạo ra những sản phẩm hoàn hảo không tì vết, số khác bị "ám ảnh" bởi việc lan tỏa thành công và sự giàu có đến khắp mọi nơi trên thế giới. Cuối cùng, tất cả đều vì con người mà thôi.
Bill Gates – người mà trong giai đoạn đầu của sự nghiệp luôn sợ hãi vì tính tình nóng nảy của mình – đã học được cách để trở thành một nhà cố vấn xuất sắc và uy tín đối với những nhà lãnh đạo hàng đầu tại Microsoft.
Warren Buffett đã tạo ra một trong những đế chế kinh doanh lớn nhất và sở hữu khối tài sản khổng lồ trong lịch sử, nhưng ông chỉ làm được điều này chỉ sau khi nhận ra nhu cầu cần tạo ra những nhà lãnh đạo tài giỏi và liên kết chặt chẽ với họ.
Và khi xét đến những người đóng vai trò là đòn bẩy cho các tỷ phú, sự cống hiến này là tuyệt đối và không gì có thể lay chuyển được. Người quan trọng nhất trong cuộc đời của một tỷ phú – từ đối tác sáng lập cho tới các trợ lý – luôn được quan tâm và thường được yêu cầu giữ liên lạc với gia đình họ trong thời gian dài.
Ai cũng biết rằng để kinh doanh thành công thì kết nối rõ ràng là điều cần thiết. Tuy nhiên, qua nhiều năm tiếp xúc với các doanh nhân thành đạt, tôi nhận ra một điều bất ngờ là họ đều có một điểm chung: gặp khó khăn trong giao tiếp.
Tuy nhiên, họ thành công bởi vì họ dựa hoàn toàn vào các hệ thống giao tiếp (Communication System) chứ không phải là các kỹ năng giao tiếp của riêng họ. Tất cả các tỷ phú đều tạo ra những cách tuyệt vời để theo dõi tiến độ, đo lường kết quả và tối ưu hóa năng suất. Họ hiểu tầm quan trọng của việc có thể nhìn ra những vấn đề then chốt trong từng hoàn cảnh và sử dụng các phương pháp kết nối có hệ thống đáng tin cậy và nhất quán để duy trì sự liên kết chặt chẽ giữa con người với con người.
Bằng cách này, các tỷ phú có thể lấp đầy khoảng chênh lệch giữa những kỹ năng mà họ thiếu và tạo ra đòn bẩy.
Các tỷ phú không chờ đợi ai đó đến nói chuyện với họ. Họ không đi lòng vòng để tìm thông tin mình cần hay mất hàng giờ để tìm kiếm câu trả lời. Họ kỳ vọng thông tin chính xác, ngắn gọn và được truyền tải trực tiếp đến họ mà không phải yêu cầu. Đấy là điều mà các doanh nhân thành công luôn mong đợi từ các đội nhóm.
Những người tạo ra hàng tỷ USD không bao giờ khiến bản thân mình ngập chìm trong những thông tin sai lệch, không đúng lúc và không có giá trị - họ biết chính xác thứ họ cần nhìn thấy và khi nào họ muốn xem. Những người chịu trách nhiệm tạo ra đòn bẩy trong thế giới của các tỷ phú được yêu cầu truyền đạt thông tin này mà không cần chờ được hỏi, "siêu chủ động" đẩy các tin tức quan trọng lên trên danh sách công việc hàng ngày để những người lãnh đạo cấp cao có thể biết được họ cần đầu tư thời gian, năng lượng.... vào điều gì nhất.
Đầu tư một cách bừa bãi là sự lãng phí.
Các tỷ phú luôn quan tâm, theo dõi và giám sát những gì họ đã đầu tư để đảm bảo không có bất cứ tài nguyên nào được sử dụng chỉ dựa vào cảm tính mà không căn cứ vào những thông tin đáng tin cậy. Mỗi quyết định họ đưa ra đều được cân nhắc kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại ở mức thấp nhất.
Các doanh nhân thành công họ không chơi trò may rủi – họ ra quyết định dựa trên các dữ liệu xác thực và kỹ thuật "diễn kịch" – phương pháp giúp hiểu rõ tình huống ra quyết định qua việc nhận diện các khía cạnh quan trọng, thích hợp. Tại sao? Bởi vì họ biết giá trị của các góc nhìn đa chiều – một xuất phát từ các con số và một xuất phát từ quan điểm của những người khác.
Nếu chỉ dựa vào mỗi dữ liệu, họ sẽ phạm phải sai lầm. Nếu các con số không chính xác, được tổng hợp một cách vội vàng có thể khiến cho quyết định được đưa ra thiếu sáng suốt. Nếu chỉ dựa vào kỹ thuật "diễn kịch" thì lý trí của họ sẽ bị lung lay theo số đông hoặc tình cảm.
Do vậy, việc kết hợp phân tích dữ liệu và các cuộc trò chuyện sâu sắc với những người chủ chốt sẽ giúp các tỷ phú có thể nhìn ra được một bức tranh lớn hơn để có những quyết định đúng đắn nhất.
Nhiều người nghĩ rằng minh bạch cũng giống như việc sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi. Tuy nhiên, điều khiến các tỷ phú khác biệt so với hầu hết mọi người đó là khả năng "siêu chủ động" minh bạch mọi thứ.
Các tỷ phủ "siêu chủ động" kết nối một cách chú tâm để tránh sự hiểu nhầm và loại bỏ tất cả các cản trở xuất hiện trong tổ chức. Họ biết rằng các mục tiêu mơ hồ và mục đích không rõ ràng có thể khiến cho đòn bẩy không tạo ra tác dụng. Do vậy, không thể chờ mọi người tiếp cận họ với hàng loạt câu hỏi. Họ hiểu tầm quan trọng của việc chủ động hiện diện và chia sẻ điều họ cần với những người xung quanh họ.
"Siêu chủ động" trong việc minh bạch hóa là điều cốt lõi bởi vì nó sẽ đảm bảo rằng các thành viên trong đội hiểu rõ kết quả và tất cả cùng chung chí hướng, đồng thời tăng uy tín của họ trong quá trình lãnh đạo. Thiếu sự minh bạch chỉ khiến áp lực tăng lên và những hiểu lầm không đáng có cho các tỷ phú. Do vậy, họ càng khó đạt được điều mình mong muốn.
Bất kể trải nghiệm hay quy mô kinh doanh như thế nào, mô hình thành công của các triệu phú tự thân luôn bao gồm tất cả những bài học mà tất cả các doanh nhân có thể áp dụng để xây dựng doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao và bền vững.