Những điều bạn nói trong ngày đầu tiên đi làm không chỉ tác động tới việc đồng nghiệp nghĩ gì về bạn mà nó còn có thể khiến bạn không thể vượt qua thời gian thử việc.
Theo J.T O'Donnell – chuyên gia nghề nghiệp và môi trường làm việc, nhà sáng lập của trang web tư vấn hướng nghiệp Careerealism.com và tác giả của cuốn "Careerealism: The smart approach to a satisfying career", nếu trong ngày đầu tiên đi làm mà bạn nói thứ gì đó khiến đồng nghiệp phải ngoái nhìn thì đó chính là một tín hiệu không mấy tốt đẹp và có thể sẽ là lý do tại sao bạn sẽ phải rời khỏi công ty sớm.
"Hiển nhiên là ai cũng muốn được yêu mến bởi mọi người – để tạo ấn tượng và hòa nhập một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đừng cố thể hiện bản thân và nói quá nhiều khi đáng lẽ ra, bạn nên lắng nghe thì tốt hơn", Michelle Kerrigan – một chuyên gia về sự tự tin trong môi trường làm việc nói thêm.
Dưới đây là 15 câu bạn không nên nói trong ngày đầu tiên làm việc theo tổng hợp của trang Business Insider.
Chẳng ai thích một người luôn cố tỏ ra "gì cũng biết" cả.
Rosalinda Oropeza Randall – chuyên gia về lễ nghi và phép lịch sự, tác giả của cuốn "Don't burp in the boardroom" đề nghị rằng hãy bắt đầu công việc mới với sự tự tin nhưng cô cũng nhấn mạnh đến sự khiêm tốn: "Không phải là nhút nhát, dè dặt mà là thái độ cầu thị, học hỏi – đừng cố thể hiện mình là "người biết tuốt" trước mặt đồng nghiệp".
Bạn đã được tuyển dụng một cách công khai và đúng quy trình. Thế nên, đừng cố gắng để khiến ai cũng thích bạn bằng những câu cảm thán không cần thiết.
Trong khi việc thể hiện mình là người khiêm tốn hoặc muốn được làm quen với mọi người là hành động đẹp thì bạn cũng nên nhớ một điều rằng điều đó không có nghĩa bạn phải tìm mọi cách để tiếp cận với đồng nghiệp.
Sẽ chẳng có gì tốt đẹp nếu bạn không thích, không hài lòng, không ấn tượng... với một điều gì đó nhưng lại hét lên rằng "rất thích" chỉ vì muốn được "giống" người khác.
Việc dò hỏi lương thưởng trong ngày đầu tiên đi làm là một trong những điều "cấm kỵ" nhất mà các tân binh cần nhớ. Tốt nhất là hãy "nhịn" cho tới khi bạn kết thúc ngày làm việc.
Nếu bạn có vấn đề riêng dẫn tới việc sẽ phải về sớm vào một ngày nào đó trong tuần thì hãy đề cập tới điều này với nhà tuyển dụng khi ký hợp đồng làm việc. Đừng để ngày đầu tiên đến công ty mới thốt ra rằng "thứ.... tôi phải về sớm". Điều này chẳng khác gì việc bạn đang cố nói với quản lý là "đừng giao việc cho tôi vào ngày đó, tôi bận rồi"!
Trong ngày đầu tiên đến công ty, hãy chú ý tới việc tìm hiểu về quản lý trực tiếp của mình để có cách ứng xử và điều chỉnh phương pháp làm việc phù hợp. Đây là điều quan trọng nhất và trên hết.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn nên hỏi những câu đại loại như "tôi nên tiếp xúc nhiều với ai?", "tôi phải làm gì để trở nên thân thiết với họ?", "ai là người gần sếp nhất?", "khó tính nhất?".... Lý do đơn giản thôi, bởi vì, chẳng khác gì bạn đang "buôn chuyện" và cố gắng để được gia nhập vào nhóm "những người hiền lành nhất".
Kể cả sếp hay đồng nghiệp đều không thích nghe những thứ đại loại như "tôi không thể làm điều đó", "hãy giao cho tôi việc khác đi", "khó quá, tôi không làm được"..... Thành thật về những điểm yếu của bạn là tốt nhưng chú ý đi kèm với thái độ cầu thị và cố gắng học hỏi.
Công ty tuyển dụng bạn khi họ nhìn thấy những khả năng và sự nỗ lực của bạn chứ không phải là một người chỉ thích "việc nhẹ, lương cao".
Mới ngày đầu đến công ty, thứ bạn nên tìm hiểu đó là công việc bạn cần đảm nhận, các quy định, văn hóa, phong cách làm việc... chứ không phải là lương thưởng hay chế độ đãi ngộ.
Tốt nhất là hãy kiềm chế hết sức có thể vì đây là sai lầm mà rất nhiều tân binh mắc phải.
Thường, ngày đầu đi làm, bạn sẽ được nhận các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ làm việc. Tuy nhiên, đừng vội tỏ ra khó chịu và muốn được đổi đồ khi bạn cảm thấy chúng không phải là dòng máy, màu sắc, kiểu cách bạn thích; vị trí bàn làm việc hợp "phong thủy" của bạn; thấy chiếc máy tính của đồng nghiệp bên cạnh có vẻ "xịn" hơn của mình hay vì bạn chưa bao giờ dùng Windows nên muốn đổi sang máy Mac....
Việc đề nghị sếp cung cấp đồ dùng hiện đại hơn chắc chắn sẽ khiến một vài người đặt câu hỏi rằng bạn nghĩ mình là ai mà xứng đáng dùng hàng tốt hơn họ. Do vậy, hãy tập làm quen với những thứ mà đầu tiên, bạn đã nhận được. Sau đó, nếu quá trình làm việc có vấn đề thì hãy mạnh dạn đề xuất vì lúc ấy, bạn đã có bằng chứng chứng minh rằng thiết bị đã được bàn giao khiến bạn làm việc không hiệu quả.
Có thể, bạn không hiểu hoặc không đồng ý với cách làm của công ty nhưng thể hiện thái độ không phục, bảo thủ với sếp hoặc đồng nghiệp ngay ngày đầu tiên đi làm quả là điều quá khủng khiếp.
Chỉ mới một ngày thì bạn không thể nào hiểu hay thích nghi được với một môi trường mới và trách nhiệm của bạn khi quyết định gia nhập công ty này đó là hãy học hỏi! Nếu vẫn cứ giữ quan điểm và cách làm cũ thì tốt nhất là bạn nên quay trở lại công ty cũ làm việc hoặc tìm một nơi khác.
Đồng thời, thay vì cho rằng cách làm này không phù hợp với bạn thì hãy tìm hiểu lý do tại sao công ty lại áp dụng nó, lắng nghe câu chuyện đằng sau và cố gắng suy nghĩ dựa trên quan điểm của tổ chức.
Nói xấu, kể lể, than phiền về cách đối xử của sếp cũ với mình cho đồng nghiệp ở công ty mới là hành vi rất hiếm khi được chào đón. Chẳng ai muốn lắng nghe những câu chuyện mà "thật, giả lẫn lộn" của bạn cả.
Một khi người khác nghĩ không tốt về nhân viên mới thì sẽ rất khó thay đổi định kiến đó sau này. Bạn nên tạo cho mình một hình ảnh tốt trong ngày đầu tiên đi làm và cố gắng duy trì chúng.
Trừ các tình huống đặc biệt, còn không thì đừng bao giờ đề cập đến vấn đề chính trị, tôn giáo trong ngày đầu đi làm.
Thông thường, những vấn đề này sẽ không nhận được phản hồi tích cực trong môi trường làm việc nghiêm túc, chưa kể có một số đồng nghiệp sẽ tỏ ra ngại ngần với bạn nếu họ không tham gia được.
Quy tắc ngón tay cái cho ngày đầu tiên đi làm đó là "hãy hỏi, đừng nói nhiều".
Chỉ khi nào bạn được mọi người hỏi đến, còn không thì tốt hơn hết bạn nên giữ lại ý kiến cá nhân trong lúc quan sát xem các đồng nghiệp khác nói gì về chủ đề đó.
Nếu trong ngày đầu tiên đi làm mà đồng nghiệp đã có thiện chí rủ bạn đi ăn trưa cùng thì đây là một cơ hội tốt để bạn có thể làm quen với mọi người và tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa công ty.
Việc từ chối một cách trực tiếp mà không có một lý do xác đáng thì chỉ khiến đồng nghiệp có cảm giác rằng bạn thiếu thân thiện, không hòa nhập, giao tiếp kém và chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn mà thôi.