Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên nhất giúp bạn có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn trước mỗi buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, cần lưu ý là với cùng một nội dung thì người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi nhằm mục đích kiểm tra sự tự tin và khả năng ứng biến của người tìm việc nên hãy thật khéo léo trong việc đưa ra câu trả lời để không rơi vào thế bị động bạn nhé.
Câu hỏi này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng đưa ra được câu trả lời thực sự gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Theo The Muse – một trang web chuyên chia sẻ bài viết về hướng nghiệp, việc làm, lãnh đạo được cung cấp bởi các chuyên gia thì ứng viên không nên trình bày lịch sử làm việc, thay vào đó, hãy đề cập các thông tin giải thích tại sao bạn lại phù hợp vị trí đó. Hãy bắt đầu với 2 đến 3 thành tích hoặc kinh nghiệm nổi bật nhất.
Câu hỏi này là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện niềm đam mê của mình và kết nối nhanh hơn với người phỏng vấn. Chẳng hạn, bạn có thể nói biết được thông tin qua bạn bè, tham dự sự kiện, đọc báo, trên một trang web tìm việc làm..... Tuy nhiên, đừng chỉ đơn thuần trả lời như vậy. Hãy tìm cách để "show off" mối quan tâm của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển.
Bất kỳ ứng viên nào cũng có thể tìm được thông tin về công ty bằng cách nhấp chuột vào nút (About/giới thiệu/về chúng tôi) trên trang web. Thế nên, khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, mục đích của họ không phải là kiểm tra xem bạn có biết được tầm nhìn, sứ mệnh hay bất cứ thông tin gì liên quan đến cty mà đã được đưa lên website. Chính xác là người phỏng vấn đang muốn bạn diễn đạt lại chúng, tìm ra các từ khóa và trình bày lại theo cách hiểu của mình, đồng thời khám phá xem thử bạn có thực sự phấn khích với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Một lần nữa, cái bạn cần thể hiện đo chính là đam mê với công việc. Đầu tiên, nhận dạng một vài yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành người nên được chọn (chẳng hạn, "tôi yêu công việc chăm sóc khách hàng vì tôi rất thích được tương tác với mọi người và cảm thấy vui sướng khi giúp ai đó giải quyết vấn đề của họ"), sau đó, chia sẻ lý do tại sao bạn muốn được nhận vào tổ chức (chẳng hạn, "tôi luôn luôn dành phần lớn sự quan tâm của mình với lĩnh vực giáo dục và tôi biết công ty đang thực hiện những điều vô cùng tuyệt vời. Thế nên, tôi muốn được tham gia cống hiến").
Bạn thật may mắn khi nhận được câu hỏi này bởi vì đây chính là thời điểm để bạn tỏa sáng. Hãy bắt đầu "bán" kỹ năng và khả năng của bạn cho nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra câu trả lời đảm bảo thể hiện được 3 thứ: (1) bạn không chỉ làm việc, bạn làm việc để tạo ra kết quả tốt nhất; (2) bạn là người phù hợp với văn hóa của công ty và (3) bạn tiềm năng hơn tất cả những ứng viên còn lại.
Pamela Skillings – một huấn luyện viên về phỏng vấn xin việc đề xuất rằng ứng viên nên đưa ra câu trả lời chính xác (điểm mạnh thật sự của bạn chứ đừng chỉ nói những gì bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng muốn nghe), liên quan (lựa chọn các điểm mạnh tạo ra lợi thế cho bạn đối với vị trí đang ứng tuyển) và cụ thể (chẳng hạn, thay vì nói kỹ năng con người, hãy nói kỹ năng giao tiếp một cách thuyết phục hoặc xây dựng mối quan hệ). Sau đó, đừng quên đưa ra các ví dụ thực tế về việc bạn đã tối ưu hóa những điểm mạnh này trong một số tình huống có tính chất chuyên nghiệp.
Tự nhận thức (Self-awareness) và trung thực là điều mà nhà tuyển dụng đang chờ đợi. Tuy nhiên, nói "tôi không thể hoàn thành công việc đúng hạn" không phải là lựa chọn tốt. "Không có gì cả! Tôi hoàn hảo" càng không phải là câu được nói ra trong buổi phỏng vấn việc.
Xem thêm: Làm sao ứng phó với câu hỏi "Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì" khi phỏng vấn?
Bí quyết ở đây là hãy cân bằng giữa điểm yếu và quyết tâm thay đổi của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể nói là mình chưa thực sự tự tin khi trình bày vấn đề trước đám đông nhưng gần đây, bạn đã chủ động tham gia các buổi gặp gỡ/câu lạc bộ để giao tiếp với mọi người và cải thiện dần kỹ năng này bằng cách thường xuyên đưa ra ý kiến.
Đừng ngần ngại khi nói ra thành tích của bạn, tuy nhiên, không có nghĩa bạn nêu hết tất cả hoặc quá phô trương. Thay vì như vậy, hãy sử dụng phương pháp S-T-A-R (Situation – tình huống, Task – nhiệm vụ/công việc, Action – hành động, Result – kết quả): Nêu hoàn cảnh và nhiệm vụ, nhưng dành phần lớn thời gian trả lời để mô tả về điều bạn thực sự làm (hành động) và thứ bạn đã làm được (kết quả) có đi kèm các thông số đo lường hoặc dữ liệu cụ thể.
Chẳng hạn, "gần đây nhất tôi đảm nhận vị trí Junior Analyst (phân tích cơ bản) và vai trò của tôi là quản lý quá trình xử lý hóa đơn. Trong vòng một tháng, tôi đã hợp lý hóa các công đoạn xử lý giúp tiết kiệm 10 man-hour (khối lượng công việc mà trung bình một người phải thực hiện trong 1 giờ) mỗi tháng và giảm 25% số lỗi xuất hiện trong các hóa đơn".
Nhà tuyển dụng đang muốn biết bạn phản ứng như thế nào với các mâu thuẫn đó. Một lần nữa, hãy sử dụng chiến thuật S-T-A-R trên, tập trung vào trình bày cách bạn đã kiểm soát vấn đề một cách chuyên nghiệp như thế nào và "kết thúc có hậu" bằng một quyết định hay sự thỏa hiệp.
Nếu nhận được câu hỏi này, hãy thành thật và cụ thể về mục tiêu tương lai của bạn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc điều nhà tuyển dụng muốn biết (1) nếu bạn có những kỳ vọng thực tế trong sự nghiệp, (2) nếu bạn có hoài bão và (3) nếu vị trí mà họ đang tuyển phù hợp với mục tiêu và mong muốn phát triển của bạn.
Có rất nhiều lý do khi nhà tuyển dụng hỏi câu này. Tuy nhiên, phần lớn là họ muốn biết bạn có thực sự quan tâm tới lĩnh vực (mà công ty đang kinh doanh) hay không ? Nếu gửi nhiều hồ sơ những mỗi hồ sơ lại nộp vào một công ty thuộc một ngành khác nhau thì rõ ràng bạn chẳng hề có đam mê đối với công việc.
Đầu tiên, hãy giữ thái độ tích cực, sau đó, thể hiện khao khát được thử thách bản thân với các cơ hội mới và học hỏi nhiều hơn nữa.
Quá rõ ràng, hãy đưa ra câu trả lời sao cho thể hiện được mong muốn của bạn được làm việc tại một môi trường như công ty đang ứng tuyển.
Quy tắc số 1 đó là luôn tìm hiểu về công ty, mức lương trung bình của công ty, ngành, những người từng làm việc tại vị trí đó, mức lương trung bình họ nhận được và sau đó, chuẩn bị sẵn cho mình một con số dựa trên kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng của bạn. Quy tắc thứ hai là linh hoạt, đồng thời luôn thể hiện thái độ sẵn sàng đàm phán.
Xem thêm: Hãy cảnh giác nếu nhà tuyển dụng không trả lời câu hỏi này trong buổi phỏng vấn
Quy tắc luôn phải nhớ là không bao giờ được im lặng hoặc nói "không có câu hỏi nào". Hãy chuẩn bị sẵn vài câu hỏi và tốt nhất là nên liên quan đến môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, phong cách quản lý hoặc vị trí bạn ứng tuyển.
Ngoài những câu hỏi trên thì khá nhiều công ty còn đưa ra các câu hỏi sau (tuy không thực sự phổ biến):
1. Bạn có thể kể về một trường hợp bạn phải làm việc với một người có tính cách rất khác bạn?
2. Mô tả một lần bạn cố gắng xây dựng, thiết lập mối quan hệ với một người quan trọng nào đó. Bạn đã làm gì để đạt được điều đó?
3. Chúng ta ai cũng từng mắc lỗi và đều muốn được làm lại. Bạn có thể kể về lần bạn mong muốn được làm lại trong cách cư xử của mình với đồng nghiệp hay giải quyết một vấn đề nào đó?
4. Kể một lần bạn làm việc trong môi trường rất nhiều áp lực. Lúc đó, điều gì xảy ra và bạn đã làm sao để vượt qua?
5. Mô tả khoảng thời gian nhóm hoặc công ty của bạn có một số thay đổi mới. Điều này ảnh hưởng đến bạn như thế nào và bạn đã làm gì để thích nghi?
6. Công việc đầu tiên của bạn là gì? Bạn đã học được những gì từ công việc đó?
7. Kể về một lần bạn thất bại. Bạn làm sao để vượt qua tình trạng đó?
8. Kể về một mục tiêu bạn tự đặt ra cho chính mình. Bạn đã làm cách nào để chắc chắn rằng sẽ đạt được điều đó?
9. Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
10. Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
11. Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
12. Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
13. Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
14. Triết lý trong công việc của bạn là gì?
15. Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
16. Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
17. Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
18. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
19. Thu nhập hiện tại của bạn là bao nhiêu?