Cho dù khoản nợ hiện tại của bạn là lớn hay nhỏ thì việc thoát khỏi nợ nần cũng là một thách thức lớn, đôi khi không thể vượt qua được. Nếu liên tục gặp phải tình trạng không thể cân đối thu chi trong cuộc sống thường ngày, có lẽ bạn đang đối mặt với hàng loạt vấn đề. Mọi thứ sẽ xảy ra rất nhanh và trước khi nhận ra bạn đang tiêu xài phung phí quá đà thì đã lâm vào cảnh nợ nần từ bao giờ không hay biết.
Có thể do mắc phải nhiều khoản nợ lớn không thể thoát ra khỏi cảnh nợ nần được; do tiêu xài quá nhiều hoặc số tiền kiếm được quá ít. Nếu chưa hình thành được một tư duy đúng đắn về kiếm tiền – tiêu tiền – tiết kiệm thì ngay bây giờ đã đến lúc bạn cần phải thay đổi. Dưới đây là 14 bước quan trọng giúp bạn thoát khỏi nợ nần một cách nhanh chóng nhất.
Nếu đang có một khoản nợ tức là bạn đang thực sự có một vấn đề cần giải quyết. Mức độ kiểm soát vấn đề phụ thuộc vào việc liệu bạn có đang dự tính trước được các khoản nợ ấy hay không như: nợ học phí dành cho sinh viên, nợ tiêu dùng để mua phương tiện đi lại hay các khoản nợ phát sinh không thể lường trước được. Hoặc các khoản nợ phức tạp khác như bạn phải trả quá nhiều tiền cho các loại đồ uống đắt tiền mà hoàn toàn không có khả năng. Bạn cần thừa nhận vấn đề đó và giải quyết một cách nghiêm túc. Vì vậy, hãy giơ cao tay lên, hô thật to tên mình, xác nhận đang có một thử thách phía trước, cam kết sẽ vượt qua thử thách này và giải thoát khỏi nợ nần.
Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng: Tại sao bạn lại vướng vào nợ nần? Bạn đã tiêu tiền vào những khoản nào? Mỗi tháng bạn làm ra bao nhiêu tiền? Có phải khoản nợ của bạn ngày càng tăng hay đang gặp vấn đề với việc thanh toán lãi suất quá cao mỗi tháng? Có phải những khoản chi vô hạn là nguyên nhân gây ra nợ hay mắc nợ vì phải chi tiền cho các phí sinh hoạt trong gia đình? Đừng vội lo lắng về việc tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề ngay - mà trước tiên nên xác định rõ nguyên nhân, phạm vi và mức độ nghiêm trọng đã!
Thói quen chi tiêu là vấn đề riêng tư, cá nhân của mỗi người bởi chúng phản ánh những thứ tự ưu tiên của bạn trong cuộc sống. Chúng ta thường cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và ân hận mỗi khi nhắc đến các khoản nợ của mình. Tuy nhiên, những cảm xúc đó không giúp ta giải quyết được những vấn đề hiện tại. Hãy cố gắng loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và tập trung vào thực tại rằng bạn chính là người đang nắm quyền kiểm soát bản thân và bạn có đủ tinh thần kỷ luật, tập trung giải quyết vấn đề. Điều đó là tất cả những cảm xúc tích cực mà bạn có. Hãy cố gắng tập trung điều khiển những cảm xúc tích cực, tự ép mình vào khuôn khổ và tìm cách giải quyết những hậu quả về nợ nần trong quá khứ.
Hãy tự sắm cho mình một cuốn sổ và cây viết để tự mình lên kế hoạch cho việc trả nợ ngay từ hôm nay. Viết ra tất cả những gì bạn nghĩ là nó sẽ có ích cho kế hoạch của bạn. Chắc chắn ghi chép thật đầy đủ những gì bạn nợ hay ai đó đã mượn tiền của bạn và bạn đã thanh toán nợ được đến đâu.
Trong khi còn đang đánh giá thói quen chi tiêu và phát triển quá trình bao gồm những hành động dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai để trả nợ thì hãy ngừng chi tiêu ngay lập tức. Sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân rò rỉ của một con tàu và khắc phục nếu nước không tiếp tục tràn vào nữa phải không? Khi quay lại với việc mua sắm, bạn sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Hãy dành ra một mục trong phần ghi chú của bạn hoặc trên máy tính cá nhân giúp đánh giá được các khoản chi tiêu trong suốt sáu tháng vừa qua. Sau đó, in những hóa đơn tín dụng, bản sao kê của ngân hàng và để chúng thật gọn trong ví hoặc túi xách. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hình dung chính xác nhất về số tiền mà bạn đã chi và nếu đang có một khoản nợ thì có vẻ như hình dung về khoản nợ ấy nằm ngoài suy đoán của bạn.
Bạn có thể xác định tiêu chuẩn trong chi tiêu của bản thân hay không? Chẳng hạn như có bao giờ bạn không tuân thủ theo đúng chuẩn mực khi ghé một cửa hàng nào đó hay vào ngày nhận lương? Bạn từng phải chi một khoản tiền lớn vào một hoạt động cụ thể nào không?
Thực phẩm, nước uống, chi phí cơ bản, chi phí đi lại và chi phí quần áo là những nhu cầu thiết yếu. Và dĩ nhiên những thứ còn lại là mong muốn, sở thích chứ không phải là "thiết yếu". Hãy loại bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết, chẳng hạn như: truyền hình cáp, điện thoại, Internet tốc độ cao và hàng loạt các chi phí dành cho những món hàng xa xỉ khác mà một người quen với việc có nó trong tầm tay.
Có phải tiền thuê nhà hay các khoản chi phí đi lại chiếm hết các khoản chi tiêu của bạn? Có thể bạn sẽ phải chuyển đến nơi ở khác nhỏ hơn với chi phí thấp hơn để giảm các khoản phí cho nhà trọ? Có lẽ bạn nên quyết định như thế để giảm các chi phí trên. Dĩ nhiên bạn cũng phải hạn chế các sở thích của bản thân trong một khoảng thời gian. Hãy cam kết thực hiện điều này cho đến khi bạn hoàn tất việc trả nợ nhé.
Chắc chắn bạn không phải là người duy nhất có cảm giác hoang mang khi rơi vào vòng xoáy nợ nần. Hãy trò chuyện với các chuyên gia hoạch định tài chính của ngân hàng hoặc tham gia vào các lớp kĩ năng quản lý nợ. Ngoài ra, có rất nhiều phương án tương tự dành cho bạn nhưng với điều kiện là bạn phải có quyết tâm trả nợ.
Bất cứ khi nào chủ đề về tiền được đề cập, hãy chủ động sử dụng bộ não để rà soát tất cả những thông tin mà bạn nhận được để xác nhận xem có nên giữ lại hay bỏ nó đi nhằm giúp ích cho nền tài chính của bạn. Hãy mua cho mình một chiếc thẻ thư viện và dành thời gian nghiên cứu nguyên lý cơ bản để quản lý tài chính cá nhân, cũng như đưa ra những lời cân nhắc cho mình. Hơn nữa, thư viện cũng có những lớp học tài chính dành cho những người muốn tìm hiểu và mở rộng kiến thức.
Những khoản tiền kiếm thêm sẽ giúp ích cho bạn lúc nguy khó, như việc không thể trả nợ chẳng hạn. Không có cơ hội nào là quá tầm thường, quá đòi hỏi hay chi phí trả là quá thấp cho thời gian của bạn cả. Nếu bản thân vẫn còn mắc nợ thì nghĩa là bạn vẫn không đủ khả năng và cơ hội để kiếm tiền. Hãy tự kiếm cho mình một công việc thứ hai như trông trẻ, dắt chó đi dạo, rửa chén hay công việc kiếm tiền tự do trên mạng. Tích cực tìm kiếm công việc cho mình để kiếm thêm thu nhập và nắm bắt chúng khi có cơ hội.
Bạn có phải trả khoản phạt nào nếu trả nợ trước hạn định không? Hãy trả các khoản thanh toán tối thiểu vào mỗi tháng nhiều nhất có thể và nhớ phải thanh toán đúng hạn nhé!
Dĩ nhiên là phải mất một khoảng thời gian khiến bản thân rơi vào nợ nần và chắc chắn rằng muốn thoát khỏi nó, bạn cũng phải mất rất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ! Những lúc như thế này, hãy cố gắng giữ kiên nhẫn và cố gắng tìm cách trả nợ. Khi đó, bạn sẽ được thư giãn và không còn phải lo về những khoản nợ rắc rối kia nữa.
Tham khảo thêm một số bài viết:
Chúc các bạn vui vẻ!