Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nhà nhà, người người sử dụng điện thoại. Từ những người già cho đến những trẻ nhỏ. Không thể phủ nhận lợi ích đáng kể mà những chiếc điện thoại này mang lại. Thế nhưng kéo theo đó lại là những hệ lụy nguy hiểm khó lường, đặc biệt là trẻ em khi sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn bã, tác động xấu về mặt tinh thần.
Theo chuyên gia tâm lý Ross Greene cho rằng, hầu hết các bậc phụ huynh thường dùng phương pháp ép buộc truyền thống để yêu cầu trẻ phải nghe theo, làm theo những gì mà họ ra lệnh, nhưng trên thực tế hành động này hoàn toàn không có ích và không thể thay đổi được những hành vi không tốt từ con cái, đôi khi nó có thể làm cho tình hình xấu hơn.
"Nếu bạn cho rằng bạn có thể toàn quyền kiểm soát hành vi của con cái, thì tôi xin được nói thẳng là bạn đang ảo tưởng rồi," ông Greene cho biết. "Là người quan tâm sẽ luôn có tác dụng tốt hơn rất nhiều so với làm một người cố gắng kiểm soát".
Một vấn đề nan giải mà hầu hết các bậc phụ huynh đang gặp phải nhiều nhất hiện nay đó là, làm sao để giảm bớt tình trạng con cái mình cứ suốt ngày chúi mũi vào màn hình điện thoại.
Theo chuyên gia tâm lý cho rằng, các bậc phụ huynh muốn con cái ngừng sử dụng điện thoại thì việc đầu tiên các bạn nên đặt ra giới hạn sử dụng điện thoại ngay từ đầu với các con. Bởi hiện nay, nhiều trường hợp cha mẹ để con sử dụng điện thoại quá bừa bãi.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huỵn nên tránh sử dụng điện thoại trước mặt con, hay lấy điện thoại ra để dỗ dành cho con chơi hay ăn. Thay vào đó, các bậc cha mẹ cần nghiêm khắc đưa ra những quy định khi con sử dụng những thiết bị này ngày từ đầu, để trẻ biết được rằng mình sẽ được sử dụng các thiết bị này như thế nào.
Ngoài đưa ra những quy định thì các bâc cha mẹ nên dành thời gian để trải lòng cùng con cái về vấn đề này để đưa ra được kết quả mà cả hai cùng vui vẻ hài lòng. Hãy ưu tiên những đứa trẻ mở lời trước, để chúng có thể cảm thấy mình không bị gò bó hay ép buộc gì cả.
"Có những đứa trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, chỉ vì chúng không có bạn, cũng không biết cách kết bạn, càng không cảm thấy mình được yêu thương hay không có việc gì khác để làm," ông Greene chia sẻ. Và thế là những thiết bị này trở thành những người bạn của lũ trẻ.
Nếu cha mẹ và con cái không ngồi xuống nói chuyện cùng nhau thì bạn không thể nào hiểu được vấn đề lớn đang tồn với con mình là giì. Còn những bậc phụ huynh mà thường sử dụng biện pháp bắt buộc cứng rắn với con cái thì hậu quả thường để lại nặng nề hơn là "muốn tốt cho những đứa trẻ" như lời mà họ thường nói.
"Đôi khi chúng ta cần phải bỏ ra rất nhiều công sức để có thể tìm cách giải quyết những vấn đề đang cản trở và gây tổn hại cho con cái của mình," ông Greene nói thêm.