Mọi người thường tự cho rằng, nếu mình mắc sai lầm trong quá khứ thì chắc chắn tương lai sẽ không lặp lại. Thế nhưng, một ngày nào đó ở hiện tại có một trường hợp tương tự xảy ra và bạn đã chọn phương án tối ưu nhất có thể, phương án mà bạn cho là tốt nhất. Bạn lựa chọn và hành động theo bản năng mà không hề biết rằng mình lại mắc sai lầm thêm một lần nữa. Dựa theo tâm lý học của con người, họ sẽ thường lặp lại những hành động tương tự nhau, tạo thành thói quen.
Có nhiều người muốn thay đổi các thói quen xấu của mình, nhưng để làm được điều đó chúng ta có thể sẽ gặp phải những khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể lập ra kế hoạch thích hợp, giữ thái độ tích cực khi làm việc và đặt ra mục tiêu để tránh mắc những sai lầm tương tự.
1. Đừng sợ thất bại
Mắc sai lầm có thể là một điều tốt. Đó chính là cơ hội để bạn học được giá trị từ những sai lầm mà mình đã mắc phải. Hãy cẩn thận xem lại những sai lầm đó, thực hiện và tìm hiểu nguyên nhân rằng tại sao bạn đã làm vậy. Bằng cách này, những sai lầm mắc phải có thể giúp bạn tiến đến thành công.
2. Đừng nghĩ rằng bạn không thể tránh được những sai lầm
Thực tế, điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn tiếp tục mắc sai lầm và sẽ không học được gì từ những sai lầm đó. Vì vậy, suy nghĩ có thể giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm đó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ phản ứng đến mọi thứ chỉ trong 0,1 giây, chính điều đó đã dẫn đến những sai lầm mắc phải trong quá khứ. Hãy sử dụng cách gửi tín hiệu cảnh báo để tránh lặp lại những sai lầm tương tự.
3. Tập trung vào những gì bạn đã làm được
Trong khi rút kinh nghiệm cho bản thân từ những sai lầm đã mắc phải, bạn cũng nên tập trung vào những gì mà bạn đã hoàn thành tốt. Tập trung vào những gì đã làm được, bạn có thể cảm thấy hài lòng về những nỗ lực của bản thân và cố gắng làm tốt hơn để tránh mắc những sai lầm.
4. Bắt đầu sửa chữa những sai lầm
Ngay khi nhận ra những sai lầm mà bản thân mắc phải, bạn có thể bắt đầu sửa chữa chúng. Các phương pháp dùng để sửa chữa sai lầm có liên quan đến những gì mà bạn đang cố gắng sửa. Hãy xem ví dụ dưới đây để có thêm gợi ý về một số cách sửa chữa lỗi lầm mà bạn có thể làm nhé:
5. Tiếp tục cải thiện
Tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao để cố gắng đạt được. Tuy nhiên, bạn có thể dễ tiến đến thành công hơn nếu bạn tập trung hoàn thiện bản thân mọi lúc, không phải chỉ để đạt được những kết quả cuối cùng. Cầu toàn sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng về những mục tiêu và sự tiến bộ của bản thân.
6. Luyện tập hàng ngày
Một phần trong việc cải thiện, đạt được thành công và tránh mắc những sai lầm trong quá khứ là phải luyện tập đầy đủ. Tập luyện hàng ngày rất quan trọng vì nó giúp bạn có được những kỹ năng tốt và cho phép bạn cải thiện từ từ liên tục theo thời gian. Ví dụ, bạn có thể nấu canh theo công thức bà truyền lại thường xuyên để có thể nấu được ngon hơn.
1. Vạch ra những gì mà bạn muốn thay đổi
Trước khi bạn có thể tránh mắc phải những sai lầm tương tự hay lặp đi lặp lại các hành động giống nhau, bạn sẽ phải tìm ra những gì mà mình muốn thay đổi. Xem xét cẩn thận lại những hành động mà bạn muốn thay đổi.
2. Tìm nguyên nhân gây ra những hành động đó
Kiểm tra lại các tình huống hoặc trường hợp có thể là nguyên nhân gây ra những sai lầm tương tự hay làm những hành động không mong muốn. Tìm ra lý do đằng sau những hành động mà bạn muốn thay đổi. Ngay khi bạn tìm ra được lý do, bạn có thể thay phản ứng của bạn trong tình huống đó cũng như tránh mắc phải trong tương lai.
3. Thay thế những hành động cũ
Khi mục đích của bạn muốn ngừng lặp lại những hành động cũ đó, bạn sẽ cần thay thế chúng bằng một hành vi khác. Nếu không thực hiện hành vi mới, rất có thể bạn sẽ quay trở lại với những hành vi không mong muốn.
4. Viết ra mục tiêu
Sau khi suy nghĩ về những hành động nên dừng lại và những gì cần thay thế, tốt nhất hãy viết chúng ra giấy. Điều này giúp bạn có thể kiểm tra lại được những thứ mà bạn đang muốn thực hiện vào bất cứ lúc nào.
5. Đừng vội vàng
Việc thay đổi những thói quen cũ sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Để có thể dành thời gian thay thế những thói quen cũ thành hành động mới mà bạn đã chọn, hãy thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra, luôn giữ thái độ tích cực và đạt được mục tiêu.
6. Đừng lo lắng thất bại
Khi tiến hành thực hiện mục tiêu mà đã đặt ra, thay thế những thói quen cũ bằng thới quen mới, đừng để bất kỳ điều gì làm ảnh hưởng đến bạn. Tuy nhiên, thất bại vẫn có thể xảy ra nhưng không có nghĩa là bạn thất bại hay lãng phí khoảng thời gian đó. Bạn có thể rút kinh nghiệm cho bản thân từ những thất bại đó để cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra.
1. Suy nghĩ về những gì mà bạn muốn thay đổi
Bước đầu để thực hiện thay đổi bất kỳ một hành động nào là hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì mà bạn muốn thay đổi: lợi ích khi thay đổi hành động và khó khăn bản thân có thể gặp phải.
2. Chuẩn bị cho những trở ngại
Trước khi bắt đầu thực hiện những thay đổi, bạn sẽ cần phải chuẩn bị. Giai đoạn chuẩn bị gồm kế hoạch giải quyết những trở ngại có thể gặp phải, gây cản trở bạn hoàn thành mục tiêu. Chuẩn bị hợp lý, những thay đổi mà bạn muốn thực hiện nhất sẽ đạt được dễ dàng hơn.
3. Bắt đầu thay đổi
Sau khi nghĩ về những hành động mới mà bạn muốn làm, cách vượt qua những trở ngại, bạn có thể bắt đầu thực hiện. Ở bước này, sự tập trung của bạn sẽ cần thiết trong cả quá trình thực hiện, vượt qua trở ngại và hứng thú với những hành vi mới.
4. Duy trì những thay đổi
Khi bạn thay thế những thói quen cũ bằng cách chọn một hành động mới. Hãy giữ kế hoạch thực hiện hành động mới diễn ra liên tục và sử dụng những hành động mới này.