Mọi người trên thế giới thường biết đến Hồng Kông với những tòa nhà chọc trời hay những khu buôn bán sầm uất. Chính nhờ sự phát triển thần kỳ của mình mà Hồng Kông đã trở thành miền đất hứa cho tất cả những ai muốn lập nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những người thành công và trở thành doanh nhân thành đạt vẫn có những con người lao động cùng cực ngày đêm vất vả để trang trải cho những chi phí đắt đỏ ở nơi đây.
Bên dưới cái vẻ hào nhoáng đó lại có một Hồng Kông rất khác, những khu ổ chuột và người lao động nghèo sống trong điều kiện ở mức tối thiểu. Dưới đây là hình ảnh về một trong những khu ổ chuột lớn nhất của Hồng Kông được ghi lại vào khoảng những năm 90 của nhiếp ảnh gia người Canada - Greg Girard sẽ cho ta thấy một phần nào "mặt tối" của thành phố phồn hoa này.
Nó được gọi là thành phố Kowloon Walled - thành phố đông đúc nhất trên thế giới.
Từ năm 1950 đến giữa năm 1994, hơn 33.000 người đã sống và làm việc ở tổ hợp gồm 300 tòa nhà có tên gọi Kowloon Walled City - thành phố đông đúc nhất trên thế giới. Vì nằm giữa Trung Quốc và Hồng Kông, thành phố này gần như không có luật lệ và được biết đến nhiều nhất bởi thuốc phiện và tội phạm có tổ chức.
Cuối những năm 1980, nhiếp ảnh gia Greg Girard đã dành nhiều năm tìm hiểu và ghi lại những hình ảnh về khu vực này trước khi nó bị phá hủy. Girard hợp tác với một nhiếp ảnh khác có tên Lambot để cho ra mắt cuốn sách có tiêu đề "City of Darkness Revisited" (tạm dịch: "Thăm lại thành phố của bóng tối"). Trên trang Business Insider đã đăng tải một số hình ảnh ấn tượng xuất hiện trong cuốn sách.
Một thông tin chắc sẽ khiến nhiều người trên thế giới phải cảm thấy ngạc nhiên đó là mật độ dân cư ở Hồng Kông năm 1985 cao gấp 119 lần của thành phố New York, Mỹ hiện tại. Vì vậy, có được một tấc đất ở đây còn quý hơn vàng. Bên cạnh những tòa biệt thự, khu chung cư cao cấp dành cho người giàu thì nơi đây vẫn tồn tại rất nhiều khu nhà "cũ nát, ổ chuột" dành cho người lao động nghèo.
Nằm ở phía Bắc Hồng Kông, thành phố Kowloon Walled là khu dân cư đông đúc và không thuộc sự quản lý của chính quyền nào. Ban đầu nơi đây là một căn cứ quân sự, sau đó phát triển thành một khu nhà ở với 300 tòa nhà cao tầng kết nối với nhau.
Nguồn ảnh: Bobby Yip/Reuters
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Hồng Kông đón nhận một lượng lớn người nhập cư từ Trung Quốc, dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở. Vì vậy, đây là một ngôi làng mà những người chiếm đất công dựng lên. Một số doanh nhân và chủ đất ở Kowloon xây nên những tòa nhà cao tầng để kinh doanh đáp ứng nhu cầu chỗ ở.
Đến năm 1986, thành phố Kowloon Walled đã thu hút sự chú ý của nhiếp ảnh gia Greg Girard. Girard dành 4 năm tiếp theo để khám phá tất cả các nơi trong và ngoài thành phố này, chụp được cận cảnh cuộc sống hàng ngày bên trong bức tường rào đó.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Vào giai đoạn cao điểm, có hơn 33.000 người người sống trong thành phố rộng 2,6 hecta. Do đó, Kowloon Walled được coi là một trong những nơi đông dân nhất trên trái đất.
Trong nhiều thập niên qua, thành phố này giống như những khối Lego được xây dựng xếp chồng lên nhau. "Và kết quả cuối cùng trông thật đáng sợ, nhưng chẳng ai nhận ra điều này?", Girard có nói với trang Business Insider.
Cuộc sống ở thành phố này ngột ngạt và bí bách hơn người ta tưởng tượng rất nhiều. Tuy nhiên những người lao động được sống trong các khu nhà cũ nát thế này vẫn còn may mắn hơn nhiều so với một lượng không nhỏ người nghèo hiện đang sống trong những căn phòng trọ rộng tương đương 5 mét vuông.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Vào ban đêm, sự bất ổn của thành phố này mới trở nên rõ ràng. Tội ác lan tràn và bất cứ ai biết rõ điều này sẽ không xâm phạm gần hàng rào của thành phố.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Từ những năm 1950 đến 1970, Kowloon Walled City nằm dưới quyền kiểm soát của xã hội đen Trung Quốc. Thành phố này được biết đến như một "thiên đường" dành cho gái mại dâm, cờ bạc và thuốc phiện. Tuy nhiên, khi nhiếp ảnh gia Girard khám phá thành phố này vào năm 1987, thành phố đã an toàn hơn rất nhiều nhưng các bậc cha mẹ vẫn dặn con cái của họ đừng bao giờ đến đây.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Các công trình được tận dụng một cách triệt để tại nơi mà những người nghèo sống, chẳng hạn như những phòng học và salon làm tóc đến đêm lại trở thành sòng bài và quán bar.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Wong Cheung Mi là một trong nhiều bác sĩ nha khoa ở Walled City.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Thành phố này được biết đến như là nơi để các lao động Hồng Kông tới tìm bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ nha khoa. Bởi giá ở đây rẻ hơn vì các bác sĩ không thể khám chữa ở bất cứ nơi đâu ngoài thành phố này.
Giống như nhiều nha sĩ ở thành phố Walled, Wong Cheung Mi không thể khám chữa ở bất cứ nơi nào khác ngoài thành phố này tại Hồng Kông. Chính cách sắp xếp này đã thu hút đám đông công nhân, giai cấp công nhân đến thăm thành phố để chăm sóc sức khoẻ răng miệng với giá cả phải chăng.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Những con hẻm ở đây luôn tối tăm và ẩm thấp. Các khối nhà xếp chồng lên nhau, hầu như không có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Girard nói: "Ngay cả ban ngày thì ở đó cũng giống như ban đêm".
Nguồn ảnh: Greg Girard
Mái các khu chung cư là chỗ tụ tập quen thuộc của lũ trẻ sinh sống tại đây, mặc dù nơi này không hề an toàn.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Cửa hàng tạp hóa này có thể biến thành phòng khách hoặc nơi học bài của trẻ em sau khi cửa hàng đóng cửa.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Hui Tuy Choy mở nhà máy mì vào năm 1965. Ông chọn Walled City vì giá thuê mặt bằng khá thấp và không cần phải có giấy phép kinh doanh. Ở Hồng Kông, để kinh doanh phải có giấy phép từ bộ lao động, y tế và phòng cháy chữa cháy.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Thành phố Kowloon là nơi đặt cơ sở sản xuất của nhiều công ty ở Hồng Kông. Một trong những sản phẩm được sản xuất nhiều nhất ở đây là chả cá được bán cho các nhà hàng ở quanh thành phố.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Hệ thống luật pháp ở thành phố Kowloon Walled còn lỏng lẻo nên có rất nhiều lò giết mổ gia súc.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Nhà máy sản xuất cao su này được vận hành chỉ bởi 2 người đàn ông.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Nhiếp ảnh Girard cho biết: "Việc thực thi pháp luật thường chỉ can thiệp vào các tội ác nghiêm trọng, mặc dù tin đồn rằng chính quyền Hồng Kông luôn muốn nhắm mắt làm ngơ".
Những khu nhà của người lao động thường nằm ở vị trí đất xấu để có thể giảm bớt giá thành, thậm chí có thể nằm sát với đường bay. Quy định duy nhất ở Kowloon là chiều cao của các tòa nhà. Vì sân bay ở quá gần Kowloon nên các tòa nhà chỉ có tối đa 13 – 14 tầng.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Thành phố Walled mang đến cảm giác gần gũi với hàng ngàn người sống trong một cộng đồng.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Theo Girard cho biết, Walled City có văn hóa làng xã vì không gian sinh sống và làm việc quá chật hẹp. Law Yu Yi – một cụ già 90 tuổi – sống cùng với con dâu trong một căn hộ nhỏ ở tầng 3.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Người lao động nghèo chỉ biết ngày ngày nhìn về phía "bên kia" ở Hồng Kông.
Nguồn ảnh: Greg Girard
Sau khi thành phố bị phá hủy vào năm 1994, một công viên được xây dựng ngay tại đó. Hiện nay, công viên Kowloon đang thu hút các nhiếp ảnh gia, người quan sát chim và khách du lịch đến để thư giãn ngắm cảnh đẹp Hồng Kông.
Nguồn ảnh: Reuters Photographer
Girard nói: "Hồng Kông là một nơi siêu thực. Thành phố Kowloon Walled là một trong những đột biến siêu thực, nhưng Hồng Kông đã tiến hóa và Kowloon cũng tiến hóa."
Nguồn ảnh: Kumar nav/Flickr
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các hình ảnh và bài tiểu luận trong cuốn sách có tiêu đề "City of Darkness Revisited" (tạm dịch: "Thăm lại thành phố của bóng tối") của Girard hợp tác với một nhiếp ảnh khác có tên Lambot.
Tham khảo thêm một số bài viết:
Chúc các bạn vui vẻ!