Cuốn sách Big Magic: Creative Living Beyond Fear (Tạm dịch: Điều kỳ diệu lớn lao: Sáng tạo cuộc sống vượt trên nỗi sợ hãi) của Elizabeth Gilbert đã trở thành một tài liệu tham khảo bắt buộc phải đọc dành cho những ai đang muốn sống một cách sáng tạo. Nhiều độc giả cho rằng nhờ những lời khuyên có tính thực tế trong việc làm sáng tỏ quá trình sáng tạo diễn ra như thế nào mà bà đã góp phần giúp họ thay đổi cách tiếp cận trước đó. Bài viết dưới đây được ghi lại từ buổi phỏng vấn của Dana Rousmaniere (Trợ lý cấp cao của Tạp chí Harvard Business Review) với tác giả Elizabeth Gilbert nằm trong chuyên đề "suy nghĩ một cách sáng tạo" sẽ giúp người đọc có những cái nhìn rõ hơn về quá trình sáng tạo của bà cũng như quan điểm: sáng tạo xuất phát từ bên trong mỗi con người của chúng ta và ai cũng có thể trở nên sáng tạo.
Khi một người cảm thấy bế tắc hoặc trống rỗng thì họ thường cũng cho rằng mình đã mất đi niềm đam mê. Giống như khi cuộc sống và trí óc của họ đáng lẽ phải trở nên tốt đẹp như một ngọn lửa bùng cháy thì thay vào đó, ngọn lửa này lại chẳng khác gì những cục than sắp tàn hết ngày này sang ngày khác, luôn như vậy. Mẹo nhỏ để thổi bùng lại ngọn lửa ấy là mỗi người cần tập trung vào trí tò tò thay vì sự đam mê.
Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa luôn hô vang khẩu hiệu "đam mê, đam mê, đam mê"... nhưng thật khó để tìm thấy đam mê khi bạn mệt mỏi hay bận rộn. Thay vào đó, hãy tự hỏi bản thân rằng: "Liệu có bất kỳ điều gì làm mình dù chỉ 1/8 của một phần trăm tò mò về nó hay không?". Ý tưởng này không bắt bạn phải đi cạo trọc đầu, thay đổi tên họ hay từ bỏ công việc hiện tại mà nó giống như một cuộc đi săn của những loài chim ăn xác của các sinh vật đã thối rữa, bạn cần tìm kiếm những con mồi dù là nhỏ nhất.
Nếu kiên định làm như vậy, liên tục trong nhiều ngày, thậm chí là mỗi ngày và chăm chỉ theo đuổi tới bất kỳ nơi đâu mà trí tò mò dẫn lối, chắc chắn bạn sẽ tìm ra ngọn lửa để "hồi sinh" hay làm bùng cháy sự sáng tạo.
Mọi người thường thích "bỏ trốn" để bắt đầu viết nên những cuốn sách vĩ đại, làm đồ gốm hay mở một tiệm bánh. Thi thoảng, chúng ta mong muốn như vậy: được sống một cuộc sống tự do và có ý nghĩa thay vì phải đi làm. Tuy nhiên, trong suốt cả cuộc đời, ai cũng phải tìm cách dung hòa cả hai. Bạn có nhu cầu riêng, gia đình bạn có nhu cầu riêng và các hóa đơn cần phải thanh toán. Bên cạnh việc phải quan tâm đến những vấn đề này, bạn vẫn có thể sáng tạo. Hãy đặt đồng hồ báo thức sớm hơn nửa tiếng mỗi ngày và dành thời gian cho cuốn sách hoặc ý tưởng kinh doanh mới của bạn.
Một người phụ nữ thông thái từng hỏi tôi rằng: "Bạn sẵn sàng đánh đổi thứ gì để có một cuộc sống như mong muốn?" Tôi (Dana Rousmaniere) đáp "Wow, tôi đoán tôi sẽ nói không với những thứ tôi không muốn làm". Thế nhưng, tác giả Elizabeth nói, "Không, bạn sẽ phải nói không với những thứ bạn muốn làm – một bữa tiệc vào tối thử bảy mà bạn rất muốn đi, một chương trình TV mà bạn vô cùng yêu thích... bạn sẽ không thực hiện chúng nữa".
Mọi người lên Facebook và nói với tôi rằng họ không có thời gian để sáng tạo. Và tôi nghĩ: Hãy xóa tài khoản Facebook của bạn đi. Nếu bạn có thời gian lên mạng xã hội nói với tôi rằng bạn bận như thế nào thì bạn sẽ có thời gian theo đuổi hứng thú sáng tạo của bạn. Đó là trách nhiệm của bản thân mỗi người. Một khi bạn biết hy sinh những thứ bạn muốn làm cho một thứ khác, bạn sẽ có thời gian. Một tiếng mỗi ngày đã là một lượng lớn thời gian rồi. Hãy tưởng tượng bạn sẽ nói tiếng Pháp tốt lên như thế nào nếu dành mỗi tiếng một ngày để học nó. Những bước nhỏ mỗi ngày như thế vô cùng quan trọng.
Trong cuốn Big Magic, bà viết về một khái niệm mà Einstein gọi là "Combinatory Play" – hành động gợi mở ra thêm một kênh trí tuệ khi đang làm một việc khác. Đó là lý do tại sao Einstein lại chơi đàn violon khi ông ấy gặp khó khăn trong việc giải một câu đố toán học và bà lại tham gia một lớp học vẽ để cải thiện kỹ năng viết. Vậy mọi người có thể làm những điều thiết thực gì khác để nâng cao ý nghĩ sáng tạo của họ ?
Phần tuyệt vời nhất của cụm "Combinatory Play" là từ "play", đây là điều chúng ta ngừng thực hiện khi tuổi còn rất trẻ. Nếu bạn muốn nghĩ sáng tạo hơn, hãy tự hỏi bản thân mình còn muốn vui chơi gì nữa. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa mang tính công kích, không có nhiều không gian để vui chơi trong khi thực tế, chỉ có vui chơi mới mở ra nhiều kênh khác. Tôi hay chơi đùa với các bài tập thể dục. Nếu tôi đi bộ khoảng một tiếng, tôi sẽ trở lại với những ý tưởng tốt hơn cho sách của mình. Bạn có nhận thấy là bạn có nhiều ý tưởng hơn khi lái xe hoặc khi bạn đang tắm. Đó là vì bạn thư giãn, thoải mái và đầu óc của bạn được tự do đón nhận những ý tưởng mới. Chơi bóng chày, nướng bánh, làm đồ gốm hoặc đi dạo cũng là một dạng của "Combinatory Play" mà bạn có thể lựa chọn.
Giống như hít vào và thở ra vậy – chúng luôn đi đôi với nhau.
Khi tôi tìm kiếm ý tưởng, điều tốt nhất tôi có thể làm là trở nên bận rộn hết mức. Khi tôi là một nhà báo vào những năm 90, tôi có một người bạn luôn đùa rằng tôi có những ý tưởng đó là nhờ thường xuyên đến quán bar. Tôi lắng nghe và học hỏi được rất nhiều từ những cuộc trò chuyện trong quán bar ấy. Khi tôi thực hiện các nghiên cứu, đó hoàn toàn là vấn đề chúng xảy ra trong thực tế như thế nào, hay nói đúng hơn là tôi kiểm chứng các ý tưởng của mình trong thế giới thực tại. Ngay bây giờ để chuẩn bị cho cuốn tiểu thuyết sắp tới của mình về những người mẫu quảng cáo ở thành phố New York trong những năm 1940, tôi cũng đang thực hiện các cuộc phỏng vấn về họ.
Có một khoảng thời gian bạn cần để thu thập thông tin và một khoảng thời gian khác để suy ngẫm – khi bạn nói không với các cuộc gặp gỡ mang tính xã hội, bạn không đến quán bar, bạn dừng phỏng vấn và bạn bắt đầu xử lý thông tin. Lúc này, bạn đóng cửa lại và tắt các thiết bị điện tử. Cả hai khoảng thời gian này đều không thể thiếu – bạn vừa cần thời gian để xử lý dữ liệu nhưng không thể liên tục ở sau cánh cửa đóng kín. Bạn phải có thời gian tiếp xúc với thế giới bên ngoài và thời gian ở một mình.
Tôi chưa bao giờ có một người cố vấn nhưng tôi có hàng triệu người thầy. Tôi đã làm việc với rất nhiều biên tập viên giỏi, nhà văn giỏi và tôi có một danh sách bạn bè tôi tin tưởng trong khi làm việc và giới thiệu tác phẩm của mình cho họ. Mỗi người đều tìm kiếm một "guru" (giống như một người có tầm ảnh hưởng lớn trong đạo Hindu) và người này rất quan trọng – tôi thậm chí đã đến Ấn độ để tìm một người như thế nên tôi biết rõ cảm giác muốn có ai đó chỉ dẫn cho cuộc sống và công việc của bạn. Nhưng trong suốt quá trình sáng tạo của tôi, lợi ích lớn hơn không phải đến từ một guru mà là từ việc tạo ra một mạng lưới nhỏ gồm những người thân thiết và tin tưởng - những người mà ở cùng một vị trí như bạn.
Chúng tôi chia sẻ bài viết cho nhau, quan tâm lẫn nhau, nhắc nhở nhau các deadline và khích lệ nhau quảng bá tác phẩm của mình đến với mọi người trên thế giới. Đó là những biên tập viên giỏi nhất tôi từng biết. Do đó, thay vì tìm kiếm một người cố vấn quyền lực nhất thế giới, bạn nên tìm ba hoặc bốn cộng sự phù hợp để tạo nên một nền tảng hỗ trợ mà bạn có thể dựa vào trong suốt quãng đời còn lại.
Khi bạn đang làm gì đó sáng tạo, bạn phải hiểu nó sẽ khiến bạn dễ bị công kích hơn, bởi vì bạn đang bước vào một lĩnh vực mới mà không nắm chắc kết quả. Bạn rất có khả năng sẽ thất bại và có cảm giác bị vạch trần. Và bạn có biết phải làm gì khi một người xuất hiện trong cuộc đời bạn và nói với bạn rằng: hãy ngừng cái ý tưởng đó đi, bởi vì cô ta sẽ trung thực một cách tàn nhẫn trong lời nhận xét của mình không? Mặc kệ cô ta. Đừng mang ý tưởng mạo hiểm đó của bạn đến một người mà luôn tự hào về cái bản tính trung thực đến tàn nhẫn của bản thân họ.
Nếu ai đó nói với tôi họ tự hào vì họ trung thực một cách tàn nhẫn thì họ thực sự đang nói rằng họ là người tàn nhẫn: "Hãy tạo cơ hội để tôi làm tổn thương bạn đi. Tôi thích làm tổn thương bạn." Những người này không xứng đáng được xem tác phẩm có sức lan truyền nhất mà bạn đang làm. Tôi chỉ để những người thực sự quan tâm đến sở thích của tôi và nhận xét trung thực một cách nhẹ nhàng xem tác phẩm của mình. Một khi tác phẩm của bạn đã đến được với thế giới, bạn sẽ nhận đủ sự tàn nhẫn từ bên ngoài. Do đó bạn không cần nhận nó từ trước khi cuốn sách được phổ biến rộng rãi đâu.
Trong cuốn Big Magic, bà đã biến câu hỏi thông thường "Bạn sẽ làm gì nếu bạn thành công?" thành " Bạn sẽ làm gì nếu thậm chí bạn biết rằng bạn sẽ thất bại?". Như bà nói, khi bà đang truyền cảm hứng cho mọi người, từ "thất bại" và "thành công" trái ngược hoàn toàn; vậy có phải chỉ công việc đang làm mới quan trọng?
Tôi làm việc trong ngành xuất bản – một lĩnh vực có đủ thăng trầm. Mọi người trong giới này thường nói: "Chúng ta đã lỗi thời. Thời kì hoàng kim của ngành xuất bản đã qua rồi. Vậy tại sao chúng ta vẫn còn làm nữa?" Nhưng tôi làm việc với nhà xuất bản Riverhead và tất cả những người tôi biết ở đây đều yêu công việc của họ. Họ năng động. Họ sáng tạo. Họ tràn đầy hi vọng.
Một ngày khi tôi hỏi họ tại sao môi trường làm việc ở đây lại khác nhiều công ty khác như vậy thì tôi nhận được câu trả lời rằng bởi vì sếp của họ luôn bắt đầu mỗi cuộc họp bằng câu nói "Nếu bạn thất bại theo những cách ngày càng thú vị thì bạn sẽ không bao giờ gặp rắc rối trong công ty này đâu. Bạn sẽ chỉ gặp rắc rối nếu phong độ đi xuống... nhưng nếu bạn cố gắng thử nghiệm những điều mới mẻ và thành công, bạn sẽ được thăng chức". Thông điệp đó đã thay đổi toàn bộ văn hóa ở nhà xuất bản này. Đó là lý do tại sao mọi người luôn muốn tạo ra những ý tưởng tuyệt nhất và muốn làm việc ở đây. Và cũng là lý do những tác giả, ví dụ như tôi đây muốn làm việc với họ.
Việc tự do được thất bại – miễn là bạn thất bại theo những cách thú vị nhất – sẽ tạo điều kiện cho những thành quả vô cùng lớn lao.