Thần Tài là vị thần trông coi tiền bạc trong tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Vì vậy, việc thờ cúng Thần tài, Thổ Địa là vô cùng quan trọng nhất là đối với những gia đình kinh doanh, buôn bán để cầu xin nhiều may mắn, tài lộc.
Vậy tục thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa có nguồn gốc từ đâu và cách thờ như thế nào hợp phong thủy để mang lại tài lộc?
Theo truyền thuyết, Thần Tài là người đời nhà thương, tên là Triệu Công Minh. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam, sau khi đắc đạo được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, chuyên coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Ngoài ra những ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ, người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái.
Theo dân gian xưa, Thần Tài là vị thần chuyên cai quản tài lộc trong thiên hạ, còn Thổ Địa là vị thần hộ mệnh cai quản đất đai nên hai vị thần này được thờ chung trên một bàn thờ.
Tham khảo: Cách tỉa chân nhang (hương) chuẩn chỉ, không lo bị "phạm"
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài, ngày Thần Tài bay về trời. Người dân thường mùa vàng trong ngày này để tích trữ và cúng trên bàn thờ Thần Tài. Theo các chuyên gia phong thủy, không có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về việc mua vàng trong ngày vía Thần Tài cả. Vì vậy, người dân có thể đi mua vàng nhưng không nhất thiết cứ phải chen lấn, mua với giá cao.