Điều này có vẻ không công bằng và cũng nằm ngoài tầm kiểm soát, nhà tuyển dụng có thể còn không nhận thức được rằng mình có định kiến theo khu vực địa lý nhưng đúng là điều này có xảy ra. Điều đó được gọi là giả thuyết bị thu hút bởi những điều tương tự (similarity-attraction hypothesis): mọi người thường có xu hướng nghiêng về những ai giống mình ở 1 số điểm nào đó.
Có rất ít giải thích cho hiện tượng này. Một trong số đó là khi người ta hài lòng (ở 1 mức nào đó) với đặc điểm nào đó của mình (ở đây là khu vực địa lý) và nhìn thấy đặc điểm đó trên người khác thì họ cũng sẽ thích người đó. Một kiểu giải thích khác là con người thường thích những người có vẻ bề ngoài và cách hành xử giống họ.
Quá tài năng đôi khi lại khiến buổi phỏng vấn của bạn thất bại. Đó là bởi người phỏng vấn sợ rằng bạn có thể ảnh hưởng tới vị trí của anh ta trong công ty. Điều này đặc biệt đúng trong những tổ chức có văn hóa cạnh tranh cao. Tất nhiên bạn vẫn nên thể hiện tốt nhất trong bất kì buổi phỏng vấn nào. Nếu 1 doanh nghiệp không thuê bạn vì lý do đó thì bạn cũng không nên làm việc ở đó.
Theo báo cáo của NPR thì trong tương lai gần, 1 số công ty ở Mỹ sẽ thực hiện phân tích giọng nói ứng viên để xem họ có là người phù hợp hay không. Thuật toán sẽ giúp xác định xem giọng nói của bạn có đáng tin, bình tĩnh hay lôi cuốn hay không, điều này đặc biệt quan trọng trong những ngành như bán lẻ hay trong bệnh viện. Không cần tới công cụ đó thì bạn cũng nên kiểm soát tốt giọng nói của mình để có được cơ hội thành công.
Ai cũng cho rằng cười khiến bạn trông thân thiện và dễ gần hơn. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 số trường hợp cần sự chuyên nghiệp thì nụ cười có thể làm giảm khả năng thành công của bạn. Trong 1 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu sinh viên vào vai người 1 buổi phỏng vấn xin việc. Họ đưa ra kết quả rằng những người vai vai thí sinh cho vị trí phóng viên báo, quản lý, trợ lý nghiên cứu thường ít có cơ hội nhận được việc khi họ cười.
Nghiên cứu chỉ ra rằng một số nhà tuyển dụng có thành kiến với những người có giọng địa phương. Cụ thể là bởi họ cho rằng những ứng viên này có thể không có kĩ năng giỏi. Đây là 1 ví dụ khác của việc phân biệt rất không công bằng nhưng nó vẫn tồn tại.
Nghiên cứu chỉ ra rằng người thừa cân thường ít có cơ hội được tuyển hơn so với người bình thường. Trong 1 nghiên cứu, các bản resume điện tử của cả nam và nữ được đánh giá, trong đó có gắn ảnh của ứng viên - gồm cả người thừa cân và người bình thường. Kết quả là người thừa cân bị đánh giá là có năng lực kém hơn người không thừa cân. Bang Michigan của nước Mỹ cũng là bang duy nhất có luật chống lại phân biệt về cân nặng.
Nghiên của của trang Salary.com chỉ ra rằng 76% mọi người nói rằng hình xăm có thể ảnh hưởng tới cơ hội có việc của ứng viên. Chúng có thể khiến bạn nổi bật ở 1 số lĩnh vực nhất định nhưng trong 1 số công việc khác thì không. Nghiên cứu ở Mỹ cho biết 8% người làm trong chính phủ có hình xăm trong khi con số này ở bệnh viện, ngành du lịch và sáng tạo là 20%.
Các chuyên gia nói rằng khi thích ai đó thì con người thường có xu hướng bắt chước cử chỉ và tư thế của người đó, giống như 2 người đang "nhảy cặp" vậy. Nếu bạn không mô phỏng theo ngôn ngữ cơ thể của người tuyển dụng thì có lẽ là bạn không hứng thú với những gì họ nói. Đương nhiên mọi thứ không quá xát xao hay bắt chước mọi cử chỉ nhưng nếu họ hơi dựa lưng ra ghế hoặc ngồi bắt chéo chân thì bạn cũng có thể làm theo.
Bắt tay người tuyển dụng với bàn tay đầy mồ hôi là nỗi sợ lớn nhất của nhiều ứng viên. Đổ mồ hôi thường cho thấy là bạn đang lo lắng và có thể làm hỏng hình ảnh tự tin mà bạn đang cố xây dựng. Một nhà tuyển dụng PR nói với tờ US News rằng bạn có thể yêu cầu 1 cốc nước lạnh trong khi chờ để giảm bớt thân nhiệt cơ thể và ngăn mồ hôi chảy. Ngoài ra thì bạn cũng nên chấp nhận rằng đổ mồ hôi hay lo lắng là hiện tượng bình thường và hy vọng nhà tuyển dụng sẽ nghĩ giống như vậy.
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc gửi thư cảm ơn nhưng không phải ai cũng biết thời điểm nào nên gửi. Nếu bạn chờ quá lâu, nhà tuyển dụng có thể đã quên bạn hoặc cho rằng bạn không thực sự hứng thú với công việc, điều đó cũng có thể khiến họ nghĩ bạn là người chểnh mảng.
Theo Whitney Purcell - giám đốc của Career Development tại đại học Susquehanna thì "Thời gian tốt nhất để gửi thư cảm ơn là trong vòng 24 tiếng sau buổi phỏng vấn. Bạn nên gửi thư trong giờ làm việc - gửi email vào 3 giờ sáng có thể khiến công ty nhìn vào giờ giấc làm việc của bạn".
Xem thêm:
Những nhân tố không ngờ có thể khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc (phần 1)
Những nhân tố không ngờ có thể khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc (phần 2)