Bất cứ khi nào được nghỉ, cho dù chỉ là một ngày hay một tuần, tôi đều có những phản ứng khác nhau khi được rời xa văn phòng náo nhiệt. Không đơn thuần chỉ là cảm xúc – sự vui sướng bởi vì được nghỉ ngơi 2 tuần tại châu Á hay sợ hãi bởi vì tôi phải đến gặp nha sĩ (tôi không sợ nha sĩ) – mà đó còn là cảm giác về một thứ gì đó không thể giải thích nổi khi không phải làm việc trong một vài ngày.
Tôi chắc rằng bạn cũng vậy - khi rời văn phòng có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ điều gì đó quan trọng, chẳng ai muốn nghĩ về công việc cả nhưng thi thoảng, cho dù bạn có đi đâu thì cũng chẳng ai quan tâm lắm. Dám chắc là như vậy.
Rồi một ngày tôi đã học được rằng cảm xúc của chúng ta khi được đi nghỉ nói lên rất nhiều điều về mỗi người – không chỉ là cách mà mỗi người chuẩn bị như thế nào trước chuyến đi mà đó còn là con đường sự nghiệp hiện tại.
Hãy cùng lướt qua một vài dấu hiệu sau đây và xem thử bạn thuộc vào kiểu người nào nhé.
Bạn kiểm tra đồng hồ 10 phút/lần và khi đến giờ nghỉ (trong ngày làm việc cuối cùng trước ngày đi), bạn vội vàng gập màn hình máy tính, nhanh chóng cho hết đồ dùng vào túi xách và bước nhanh ra khỏi văn phòng. Đặc biệt, trước khi tắt máy, bạn còn "cẩn thận" đăng xuất email và không bao giờ nghĩ tới việc sẽ kiểm tra nó trong kỳ nghỉ sắp tới.
Nếu tỏ ra sung sướng quá mức khi được đi nghỉ mát thì có khả năng rằng đây là lần đầu tiên bạn được "xả hơi" sau một khoảng thời gian rất dài.
Tuy nhiên những ngày nghỉ không phải là "lối thoát duy nhất" để bạn tận hưởng cuộc sống của mình, và nhiều người chỉ dành một số ngày trong năm nhất định – khoảng 2 tuần để vui chơi, nghỉ mát cùng gia đình sau khoảng 351 ngày cống hiến hết mình cho công việc.
Thế nên đừng chờ đợi cho đến mùa hè để được thư giãn. Hãy chắc chắn là bạn luôn dành cho bản thân mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong ngày và tuần, cho dù đó là 1 giờ vào buổi trưa hay "cài đặt chế độ" không kiểm tra email sau 6 giờ chiều một ngày bất kỳ trong tuần. Tuy nhiên, đừng nghỉ ngơi liên tục nhé.
Càng thể hiện thái độ háo hức được nghỉ thì càng phản ánh rằng bạn không thực sự thích công việc. Điều này không ám chỉ bạn nên bỏ việc ngay lập tức để đi tìm việc mới mà nó thể hiện khao khát của bạn được "thoát" ra khỏi văn phòng. Ngoài ra, nếu khi hết kỳ nghỉ mà bạn cảm thấy thất vọng và mệt mỏi khi phải quay trở lại làm việc thì chứng tỏ rằng bạn chẳng hề vui vẻ gì với công việc cả.
Ai cũng thích được đi du lịch cùng công ty sau một quãng thời gian dài cống hiến và đó là quyền lợi. Tuy nhiên, đừng quên rằng kỳ nghỉ chỉ là tạm thời và cuộc sống chỉ mong chờ những ngày nghỉ thì không hề đáng sống.
Bạn nhắn tin với đồng nghiệp, quản lý ngay cả khi đang trên xe đi đến khu nghỉ mát hay bạn bỏ lỡ chuyến tàu chỉ bởi vì cố gắng gửi nốt báo cáo cuối cùng trước khi bắt đầu chuỗi ngày thư giãn của mình. Nhiều khả năng là:
Nhiều người lên kế hoạch cho kỳ nghỉ khoảng vài tuần, vài tháng, thậm chí là ngay từ đầu năm, họ đã xác định cụ thể thời điểm trong năm cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Thế nên, hãy chắc chắn là bạn đã có kế hoạch trước khi bắt đầu, bao gồm việc gì cần hoàn thành trước khi đi, bàn giao công việc, những thứ cần xử lý tiếp sau khi quay lại văn phòng và các thứ cần thiết khác cho kỳ nghỉ sắp tới.
Nếu chưa chuẩn bị sẵn sàng thì tốt nhất là bạn chưa nên đi vội. Đừng biến những ngày nghỉ trở thành nỗi ám ảnh của bạn khi có thứ gì đó bạn chưa hoàn thành.
Bạn làm rất nhiều thứ đến mức chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Cảm tưởng như một giây phút thư giãn đối với bạn là cả một vấn đề, quá xa xỉ chứ chưa nói đến việc rời khỏi văn phòng cả tuần để đi đâu đó.
Trong trường hợp này thì lời khuyên dành cho bạn là hãy để bản thân được nghỉ ngơi và bắt đầu học cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Bởi lẽ, khi cơ thể được thư giãn thì bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và tập trung hơn hơn rất nhiều.
Tôi cam kết với bạn là dù bạn có vắng mặt cả tuần ở văn phòng thì công ty của bạn cũng chẳng hề nổ tung đâu.
Đối với những người rất mong chờ ngày nghỉ nhưng điều bất ngờ là khi đến ngày đi, họ bắt đầu cảm thấy không muốn đi nữa. Họ phân vân giữa đống công việc còn dang dở và chuỗi ngày được "phiêu" hết mình trên bờ biển.
Không hẳn là thích làm việc. Chỉ đơn giản là bạn đã có một kế hoạch và lịch trình cụ thể cho công việc, vì vậy, bạn không muốn có bất cứ điều gì xen vào, khiến những thứ đã thiết lập bị xáo trộn. Việc rời xa văn phòng vài ngày có thể khiến dự án của bạn bị gián đoạn, bản báo cáo viết chưa xong, cảm hứng bị "đứt" giữa chừng và bản tính kiên định không cho phép bạn ưu tiên nghỉ ngơi hơn công việc.
Bạn không phải là người duy nhất có kế hoạch cho cuộc đời của mình, bạn không phải không muốn được nghỉ ngơi và thư giãn một vài ngày chưa phải là chuyện gì quá nghiêm trọng nếu tình yêu với công việc của bạn đủ lớn. Thử nghĩ xem, khi bạn cũng muốn được đi du lịch cùng đồng nghiệp nhưng vì "tiếc" việc mà bạn đã quyết định ở lại thì liệu bạn có đủ tập trung vào nhiệm vụ khi nhìn thấy những bức ảnh "check-in" của mọi người hay không?
Đừng gượng ép bản thân, hãy coi chuyến du lịch như một cuộc trải nghiệm và "refresh" bản thân trước khi quay trở lại với kế hoạch của bạn.