Phòng bệnh khi trời nồm ẩm thấp trong mùa xuân

Posted: Chủ Nhật, Ngày 28-05-2017, : 926.

Thời tiết đang trong những ngày trời nồm ẩm, độ ẩm trong không khí cao và những cơn mừa phùn dai dẳng. Không chỉ khiến gây khó chịu mà nguy hiểm hơn khi các bệnh về đường hô hấp và da như thủy đậu cũng theo đó mà phát triển. Ngoài việc làm nhà thông thoáng hơn nhờ việc mua các loại máy hút ẩm, bạn cũng nên có cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình, đặc biệt người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém.

1. Người già, trẻ nhỏ dễ đổ bệnh

Thời tiết trong mùa nồm ẩm thường không cố định, sáng sớm thường hay có mưa phùn, đến buổi trưa sẽ dừng mưa nhưng chiều tối lại có thể chuyển lạnh. Kiểu một ngày có 3 dạng thời tiết rất dễ khiến mọi người nhiễm bệnh, nhất là trẻ em và người già.

Những người có cơ địa dị ứng với dạng thời tiết này cũng rất dễ ốm. Những bệnh như sổ mũi, đau họng, đau mỏi các cơ thường do virus Adeno gây ra. Nếu không phát hiện để điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh dai dẳng, nặng hơn gây suy hô hấp khi virus ngấm vào phổi. Với nền nhiệt độ ẩm thấp, các loại virus gây bệnh đường hô hấp, thủy đậu, sởi, sốt phát ban, rubella phát triển nhanh hơn có thể gây bệnh cho cả người lớn và trẻ em.


                        Phòng bệnh khi trời nồm ẩm thấp trong mùa xuân
                     0

Những ai có tiền sử về bệnh thấp như thấp khớp, thấp tim,... cũng sẽ thường xuyên có các đơn đau khi trời nồm ẩm.

Các loại nấm mốc, vi nấm được dịp sinh sôi và bám vào quần áo, sách vở, chăn màn cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp, lên cơn hen suyễn.

2. Phòng bệnh mùa xuân như thế nào?

Tăng cường khả năng đề kháng

Trẻ em và người già có nguy cơ mắc bệnh là do có sức đề kháng kém. Hãy bắt đầu thay đổi ngay từ thực đơn trong các bữa ăn hàng ngày thật khoa học, hợp lý với đầy  đủ các chất dinh dưỡng. Nên cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả tươi thay vì tăng chất đạm béo.

Bổ sung nước mỗi ngày cũng là cách để tăng sức đề kháng, tránh nguy cơ bị mất nước. Sinh hoạt hàng ngày nên ngủ đủ giấc, tránh việc thức khuya gây mệt mỏi, tạo cơ hội cho các loại bệnh phát triển. Duy trì chế độ tập thể thao hàng ngày.


                        Phòng bệnh khi trời nồm ẩm thấp trong mùa xuân
                     1

Giữ đủ ấm cho cơ thể

Với trẻ em, cần giữ ấm bụng để hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa. Đừng để quá lạnh hoặc quá nóng ngay cả với người già. Hạn chế để trẻ em và người cao tuổi ra ngoài trời khi thời tiết đang mưa phùn, hay bất chợt lạnh.

Nếu dính nước mưa, cần thay ngay quần áo khô nếu có thể hoặc làm khô và sưởi ấm người ngay. Nên bổ sung bằng nước gừng nóng để ngăn ngừa cảm lạnh.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

Không khí nồm ẩm sẽ theo cửa sổ và làm ẩm ngôi nhà của bạn. Nên đóng kín các cửa sổ để hạn chế không khí vào nhà. Thường xuyên lau nhà cửa bằng những loại vải dễ hút nước. Chăn màn cũng nên thay đổi đề phòng nấm mốc, ẩm ướt gây nhiều loại bệnh hay virus. Sử dụng máy hút ẩm để làm giảm lượng ẩm trong nhà cũng là một giải pháp khả thi khi trời nồm.

 

Dọn dẹp, hút bụi đồ vật bị nấm mốc để tránh hít phải bụi bẩn gây nhiễm bệnh.


                        Phòng bệnh khi trời nồm ẩm thấp trong mùa xuân
                     2

Làm khô phòng, quần áo

Nấm mốc, vi khuẩn,... có thể bám vào quần áo và gây bệnh cho người. Có thể sử dụng các loại máy hút ẩm để loại bỏ không khí ẩm mốc trong phòng. Quần áo khi mặc nên sấy hoặc sử dụng hong khô, tránh cho trẻ em mặc quần áo ẩm dễ bị nhiễm lạnh, từ đó mắc nhiều loại bệnh hô hấp. Lưu ý, hạn chế sử dụng thảm trải sàn khi nền nhà "đổ mồ hôi"

Đảm bảo vệ sinh thân thể

Luôn luôn giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Rửa tay trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn có cơ hội lây lan. Phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa khi trời nồm. Cần sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa sạch sẽ, chỉ 2 lần/ngày, tránh dùng nhiều làm mất cân bằng tự nhiên vùng kín.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe mọi người trong gia đình

Trẻ em cần phải tiêm phòng đầy đủ khi đến lịch tiêm. Hàng ngày, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để phát hiện những dấu hiệu bất thường như ho, sốt cao, quấy khóc, lười ăn,... Người già cũng cần phải theo dõi sức khỏe. Những biểu hiện như chân tay mệt mỏi, cảm giác chán ăn, mất ngủ liên tục,... cần đưa đến các cơ sở y tế để có những điều trị kịp thời.

3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ ngày nồm ẩm

Giữ ấm bụng cho trẻ

Lưu ý tránh bị lạnh bụng, gây tiêu chảy hoặc đau bụng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn.

Có thể quấn khăn mỏng quanh bụng rồi mới mặc quần áo giữ ấm ra ngoài cho trẻ. Chú ý không quấn quá chặt tay, có độ quấn phù hợp. Lúc ngủ nên đắp thêm chăn mỏng hoặc quấn khăn quanh bụng để tránh trẻ đạp chăn.

Thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường, nên mặc cho trẻ một áo cotton bên trong, áo khoác ở bên ngoài. Như thế, trẻ sẽ không bị nhiễm lạnh buổi sáng, trưa nóng có thể cởi áo khoác bên ngoài tránh ngấm mồ hôi vào bên trong gây nhiễm lạnh.


                        Phòng bệnh khi trời nồm ẩm thấp trong mùa xuân
                     3

Trẻ ban đêm thường hay ra mồ hôi. Nên đặt ở lưng trẻ khăn xô mỏng, nếu thấy lưng ướt phải lau khô ngay và thay bằng khăn khô để không bị nhiễm lạnh. Nên chuẩn bị vài chiếc khăn xô thấm nước ấm lau mồ hôi cho trẻ. Lau kỹ vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn chân, gan ban tay, những nơi thường ra nhiều mồ hôi.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nóng lạnh đột ngột, hạn chế ra ngoài trời đang mưa phùn ẩm. Trẻ bé cần phải quấn kín chân và phần thân bằng chăn mỏng khi đi ra ngoài. Chọn loại mũ, quần áo không thấm nước.

Khi cho trẻ ra ngoài cần mặc áo khác và quần dài để giữ ẩm. Nếu trẻ hoạt động nhiều hãy cởi quần áo để bé có thể vận động thoải mái hơn, tránh ngấm mồ hôi vào bên trong. Khi trở về nhà cũng nên để trẻ thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ một vài phút, rồi mới cởi quần áo ngoài cho trẻ.

Cho trẻ uống nước đầy đủ

Với những trẻ nằm ở phòng có quạt sưởi, điều hòa thường dễ bị mất nước. Nếu trẻ dính nước mưa cần thay quần áo ngay lập tức, cho trẻ uống sữa nóng, hay nước đường gừng nóng.

Giữ ấm bàn chân trẻ

Gan bàn chân thường là nơi dễ bị ảnh hưởng khi ở môi trường lạnh, tác động đến hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe. Hãy cho trẻ đi tất, giày ấm. Trước khi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trong nước ấm, lau khô để ngừa cảm lạnh.

Tránh để trẻ bị ướt chân vì mưa lạnh, làm khô ngay để tránh cảm lạnh. Không cho trẻ dầm mưa, không đi chân đất, tắm quá lâu hoặc mặc quần áo ẩm ướt khi trời nồm.

Trẻ vừa ngủ dây không nên cho trẻ ra ngoài ngay, mặc đủ áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Nếu xung quanh có người sổ mũi, hắt hơi hay mắc bệnh, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

         

         



        NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"


        Có Thể Bạn Thích

        Thắp Đèn Sáng Để Vợ Khỏi Nghi Ngờ
        Bốn câu chuyện có thể giúp ta hiểu nhiều điều
        Nắng mùa đông
        Giữ tay em lại có được không anh?
        Cách giúp bạn vượt qua cảm giác uể oải trong những ngày làm việc đầu năm mới
        Lý Do Khiến Rùa Muốn Tập Bay
        Như cánh bằng lăng
        Những lời chúc hay vào buổi sáng ngắn gọn mà lãng mạn nhất cho người yêu
        Cái quả của tôi đen chưa?
        Ai là huấn luyện viên?
        Cho tôi 1 vé tốc hành ra khỏi trường Xây Dựng
        Hoa Anh Đào trong gió
        Thích nhìn
        Câu Nói Hay An Ủi Người Thất Tình Cảm Động Bậc Nhất
        Những câu nói hay nhất về ăn uống
        ‘Cô Ấy Mơn Mởn, Tròn Trịa Thế Kia Còn Cô Nhìn Lại Mình Đi!’
        Nỗi Khổ Của Một Chú Hề
        Tình bạn mùa đông
        Anh trai và em gái
        Diêm Vương cũng sợ

        Trang Mọi Người Quan Tâm