Được sếp yêu quý và quan tâm không quá khó, quan trọng là phải biết cách thể hiện đúng lúc, đôi khi chỉ là hành động nhỏ như hỏi xin lời khuyên, hay nói cảm ơn... cũng làm tăng hảo cảm của sếp dành cho bạn.
Không phải bằng cách khen kiểu tóc mới của sếp đẹp, hay là người đầu tiên ủng hộ dự án của sếp đưa ra... Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để tìm nghiên cứu làm sao cho sếp thấy bạn là lựa chọn tối ưu hoặc khi cần giao nhiệm vụ, họ thấy có thể tin tưởng giao việc.
Nghiên cứu từ Michael G. Foster (Đại học Washington) đưa ra gợi ý cho những nhân viên nên đi làm sớm sẽ được sếp ưu ái hơn, thậm chí khi đánh giá hiệu quả công việc bạn cũng được chấm cao hơn những người đến sau. Bất kể những người kia có ở lại làm trễ hơn.
Bạn nhiều khi sẽ hơi e ngại khi hỏi sếp về con đường hay cách họ đạt được thành công trong sự nghiệp như hiện nay, hoặc xin lời khuyên từ sếp xem bạn nên đi theo hướng nào.... Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ trường Kinh Doanh Havard, thì xin lời khuyên của sếp không làm cho bạn trở nên ngu ngốc mà trái lại có thể làm cho bạn trong mắt sếp là người có năng lực và có chí tiến thủ.
Biết thu vén hay biết cách sắp xếp công việc là những gì ông chủ hay sếp thực sự lưu ý và đòi hỏi ở nhân viên của mình. Theo Dave Kerpen, người sáng lập và là giám đốc điều hành của công ty phần mềm nói: "Bạn sẽ trông sáng giá hơn khi biết tự quản lý công việc. Và bằng cách tự sắp xếp và biết quản lý bạn sẽ định vị bản thân tốt hơn, thành công hơn. Nhiều khi sếp của bạn không quan tâm nếu nhân viên marketing hầu như đi muộn mỗi ngày, miễn là vào sáng thứ 2 cô ấy để lên bàn một bản báo cáo lớn cho cuộc họp toàn công ty là được".
Nhà tư vấn phát triển khả năng lãnh đạo Zenger của công ty Folkman dành hơn 5 năm để thu tới 50.000 đánh giá đa chiều của hơn 4000 nhân viên. Theo phát hiện của ông, có một việc có thể khiến cho nhân viên tiến bộ là đưa ra mục tiêu khó. Nói cách khác, khi đề ra và thực hiện mục nhiệm vụ khó khăn sẽ giúp người đó đi xa hơn họ nghĩ.
Đặt mục tiêu cao sẽ đạt được kết quả bất ngờ
Nếu bạn đang xây dựng cho mình thành một hình mẫu lớn lao, tốt nhất bạn nên bắt đầu chú ý từ những thứ nhỏ nhặt. Ryan Holmes, CEO của Hootsuite, đã viết trong một bài đăng LinkedIn tại các công ty của mình "ngay cả việc có vẻ như là trục trặc nhỏ cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến khách hàng trong thời gian ngắn. Một nhân viên có thể được tin cậy hơn nhờ chú ý phát hiện được những lỗi nhỏ này".
Bày tỏ lòng biết ơn đối với thông tin phản hồi của sếp - thậm chí nếu nó có là thông tin tiêu cực - có thể làm cho sếp có thiện cảm hơn ở bạn. Đây là một nghiên cứu từ năm 2011 của đại học Nam California.
Có thái độ tích cực trước cả lời chê trách của sếp cũng làm cho bạn "được mắt" hơn trước ông chủ
Theo phân tích của Oxford Economics, người lao động dành thời gian đi nghỉ mát thì 6,5% trong số đó sẽ được thăng chức hoặc tăng lương so với những người bỏ qua thời gian nghỉ phép. Điều này không có nghĩa là sau chuyến đi chơi về thì bạn sẽ được thăng tiến mà một kỳ nghỉ có thể làm cho năng suất lao động của nhân viên tăng cao, tinh thần tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn. Có thể sau đó bạn sẽ được đề bạt.
Đưa ra ý kiến, đừng nấp phía sau đồng nghiệp. Jenna Lyons, chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của J.Crew Group Inc nói. Bà cũng chia sẻ thêm: "Tôi khng thể hiểu một nhân viên nếu họ không bao giờ đứng ra phát biểu hay nói lên ý kiến của mình thậm chí trong một cuộc trò chuyện nhỏ. Đừng sợ nhìn mình ngu ngốc khi phát biểu. Ý tưởng của bạn có thể tốt có thể không, đừng ngại nói nó cho mọi người".
Thân thiện, nhưng phải luôn có chính kiến riêng