Tâm lý của một sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy đắn đo về các lựa chọn: học cao học, đi du học, về quê, nộp hồ sơ xin một công việc "bình thường" để phấn đấu lên vị trí cao hơn hay chấp nhận "không làm gì" để tập trung ôn thi IELTS/TOEFL với hy vọng khi đã có trong tay tấm bằng "quốc tế" này sẽ tìm được công việc tại một tập đoàn đa quốc gia hay một công ty nước ngoài nào đó. Đây cũng chính là những lời khuyên từ rất nhiều nguồn, có thể là bố mẹ, người thân, bạn bè và cả những "đàn anh đàn chị" từng trải. Tuy nhiên, không phải chia sẻ đầy tâm huyết nào cũng đúng với tất cả các sinh viên mới ra trường và không phải lúc nào cũng áp dụng được.
Tiếp tục học lên. Chỉ có vậy thôi.
Tất nhiên, học lên cũng là một lựa chọn tốt với nhiều sinh viên mới ra trường trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nó không dành cho tất cả mọi người. Đây là một chiến thuật trì hoãn tốn kém nếu chỉ làm điều đó vì bạn không biết mục tiêu của mình là gì.
Michael Kerr - diễn giả quốc tế, cũng đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách The Humor Advantage (Tạm dịch: Lợi thế của sự hài hước) khuyên các sinh viên mới ra trường hãy tìm hiểu và nghiên cữu kỹ lưỡng về việc học cao học trước khi quyết định.
"Nếu thực sự đam mê theo đuổi một sự nghiệp đòi hỏi phải có bằng cấp bổ sung thì đó là một chuyện, còn nếu học lên chỉ vì nghe theo lời khuyên của người khác hoặc rập khuôn thì nó có thể khiến bạn phải gánh các khoản nợ vô cùng lớn mà không nhận được bất kỳ một lợi ích tiềm năng nào về dài hạn. Thậm chí, học lên còn khiến bạn trì hoãn nhiều mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống".
Bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp có ước mơ và muốn học hỏi kinh nghiệm? Bạn có hứng thú với một nghề nghiệp cụ thể nào đó? Vậy thì hãy đến một văn phòng bất kỳ và đề nghị được làm việc! Họ sẽ ấn tượng với phong cách của bạn và có thể, bạn sẽ được nhận.
Thật sự là không! Họ có thể không nhận bạn. Đây là lời khuyên chẳng có căn cứ gì cả mà ai đó đã "vô tình" dành cho bạn.
Trrong một bài đăng trên Blog Ask A Manager, Alison Green đã đối chiếu với một số hồ sơ xin việc được gửi đến văn phòng của cô một cách ngẫu nhiên và nói: "Thật khó chịu và không hề tôn trọng thời gian của người khác. Hành động này thể hiện sự thiếu hiểu biết về hoạt động tuyển dụng (bởi vì ứng viên không tự quyết định việc họ có được phỏng vấn hay không) và nó cũng chúng tỏ sự thiếu hiểu biết về cách vận hành của các tổ chức (bởi vì trong hầu hết các lĩnh vực, ai cũng rất bận rộn và bạn phải đặt lịch hẹn để được nói chuyện với họ - đi kèm sự đồng ý - thay vì đến trực tiếp tại văn phòng mà chẳng có bất kỳ một sự thiết lập trước nào cả).
Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp với một hình xăm trên người và người thân của bạn rất ghét chuyện này thì có thể họ sẽ khuyên bạn nên tẩy hình xăm đi vì nó có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn.
Theo Ryan Kahn - huấn luyện viên nghề nghiệp, nhà sáng lập The Hired Group và tác giả của cuốn Hired! The Guide for the Recent Grad (Tạm dịch: Xin việc! Cẩm nang dành cho sinh viên mới tốt nghiệp) nói rằng tốt nhất là tránh đối đầu với "phe bảo thủ" trong các buổi phỏng vấn xin việc.
"Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, hình xăm có thể giúp bạn có được những lợi thế nhất định nếu như phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ", Kahn nói, "Hãy tìm hiểu về công ty trước buổi phỏng vấn, hỏi những người đang làm việc ở đó hoặc gọi điện cho nhân viên lễ tân để tìm hiểu thông tin và lựa chọn trang phục phù hợp".
Theo Kahn, trong bối cảnh thị trường hiện tại, các sinh viên mới ra trường nên chuẩn bị tâm lý rằng họ sẽ không có được công việc mơ ước ngay tức khắc.
"Sử dụng khả năng sáng tạo của bạn để tìm việc trong một lĩnh vực khác sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng và năng lực liên quan. Chẳng hạn, nếu bạn không thể có được vị trí mong muốn trong lĩnh vực quan hệ công chúng, hãy thử tìm việc trong ngành báo chí, marketing hoặc truyền thông xã hội. Học hỏi càng nhiều càng tốt và khi cơ hội đến, bạn đã có đủ mọi thứ để sẵn sàng ứng tuyển. Những lối rẽ hợp lý đều là những sự lựa chọn tuyệt vời".
Con đường đi tới mục tiêu không phải lúc nào cũng là đường thẳng và rõ ràng. Do vậy, hãy nghĩ thoáng ra!
Những người có bằng cấp ngày càng nhiều và ai cũng có thể trở thành trở thành "thầy" ở một khía cạnh nào đó. Có lẽ, chính vì lẽ đó mà không ít sinh viên ra trường lựa chọn: đi dạy. Đừng nghe theo những lời khuyên thiếu thực tế này bởi vì những gì bạn học được chưa đủ để đứng trên bục giảng.
Chắc bạn đã nghe đến những người "truyền lửa" trong các khóa học làm giàu? Họ có phải là những nhân vật bước ra từ các chương trình sitcom? Họ không phải là những người tuyệt vời nhất để đưa ra lời khuyên đúng đắn cho bạn.
"Nếu thông minh, bạn sẽ nhận giấy phép của một khu đất nào đó vào ngày mai bởi vì bất động sản đang bùng nổ, đấy là điều tuyệt vời tiếp theo! Nếu không làm như vậy, hãy đưa tất cả số tiền bạn tiết kiệm được vào một công ty mà tôi biết, bạn sẽ nhận được một khoản lớn hơn rất nhiều trong thời gian rất ngắn". Bất kỳ lời khuyên nào hứa hẹn "con đường tắt" để trở nên giàu có hoặc dự đoán xu hướng tương lai như vậy đều phải cân nhắc thật thận trọng. Kerr nhấn mạnh: "Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả các chuyên gia cũng có thể đưa ra các dự đoán thiếu chính xác về một xu hướng kinh tế cụ thể hoặc đầu tư thất bại". Bạn cần phải xem xét điều gì là tốt nhất trong dài hạn. Đó không phải là một cuộc thi chạy marathon, đó là chạy nước rút.
Chẳng có vấn đề gì nếu thi thoảng, bạn không sử dụng hết công suất của mình để làm việc.
"Bạn hiếm khi nghe ai đó khuyên là đừng làm việc hết khả năng nhưng thi thoảng, đó mới chính xác là điều bạn cần làm. Trong môi trường làm việc hiện đại như hôm nay, hầu hết chúng ta đều mong muốn cố gắng hết sức mình mọi lúc, mọi nơi. Nhưng nó không thực sự hiệu quả xét về dài hạn".
Tại sao? Hội chứng "Burnout" (hội chứng "cháy sạch") là có thật. Kahn đề nghị các sinh viên mới ra trường hãy dành 10% số ngày trong mỗi tháng để "xả hơi" và refresh lại bản thân.
"Giảm tốc độ của bạn và cố gắng tập trung vào một mảng của công việc", Kahn nói, "bạn sẽ thấy rằng khi bạn giảm bớt tất cả những rắc rối khác, bạn có thể hoàn thành xuất sắc một danh sách nhỏ các công việc với sức lực bỏ ra ít nhất".
Đam mê không phải lúc nào cũng đi kèm với một mức lương cao.
Kerr nhấn mạnh rằng: sinh viên mới tốt nghiệp đừng quá lo lắng về tiền bạc bởi vì mọi thứ sẽ ổn theo cách của nó là lời khuyên chẳng hề tốt đẹp gì cả.
"Bạn càng bắt đầu kiếm tiền sớm, tự chịu trách nhiệm về tài chính cá nhân và lên kế hoạch cho một cuộc sống bền vững với khả năng tự chi trả mọi thứ thì bạn càng sung sướng. Những khoản nợ xếp thành núi là vấn đề lớn đối với nhiều người trẻ và họ sẽ sớm hối tiếc về điều này. Do vậy, khi nói tiền là việc của tiền cũng giống như nói một ngày nào đó, chuyện cổ tích sẽ xảy ra với bạn hoặc kế hoạch tài chính dài hạn tốt nhất là đầu tư vào vé số".
Về cơ bản, điều tốt nhất là hãy mạo hiểm và tìm kiếm công việc bạn yêu thích. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là hãy suy nghĩ kỹ về nó và cần có một kế hoạch cụ thể.
Có một nghề nghiệp ổn định là điều quan trọng. Nhưng đó không phải là tất cả mọi thứ, đặc biệt là khi bạn được "nâng đỡ" để có công việc.
"Tất nhiên, người đưa ra lời khuyên này có ý tốt nhưng nó có thể rất nguy hiểm", Kerr nói " hông thường, lời khuyên này đến từ những người đã ổn định, không dám vươn tới ước mơ và đưa ra thông điệp để nhấn mạnh là chẳng sao cả nếu như ổn định sớm". Vì cần nuôi sống bản thân nên sẽ có nhiều lần bạn muốn nhận một công việc và chờ đợi phép màu xảy ra để mang đến điều tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, lời khuyên này đôi khi lại trở thành "bẫy" khiến bạn chẳng bao giờ nghĩ tới ước mơ của bạn.
Bạn có thể theo đuổi mục tiêu của mình mà không bị một người mơ mộng, thiếu thực tế hay một người chỉ thích "ổn định" và chấp nhận sống một cuộc sống nhàm chán khuyên nhủ. Bạn chỉ cần thành thật với chính mình, cân nhắc tất cả các lựa chọn và cởi mở với mọi cơ hội đang đến. Chắc chắn, bạn sẽ có được những gì bạn muốn. Hãy tin tưởng như vậy.