Tên của ứng dụng cần chứa điều gì? Trong thế giới của những ứng dụng, người dùng Apple và Android đang có tới hơn 3 triệu lựa chọn và khi khoảng thời gian mà người dùng chú ý (attention span) đang ngày 1 giảm dần tới mức thấp nhất từ trước tới nay thì câu trả lời rất đơn giản: tất cả mọi thứ. Tuy một cái tên không chuẩn chưa chắc đã là thảm họa nếu sản phẩm của bạn được chấp nhận nhưng 1 cái tên tuyệt vời sẽ tạo nên ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng. Dưới đây là 7 lỗi sai mà bạn nên tránh khi đặt tên cho ứng dụng của mình.
Với hàng triệu ứng dụng trên thị trường và hàng ngàn ứng dụng được thêm mới hàng ngày, có rất nhiều khả năng chẳng ai để ý tới ứng dụng của bạn. Nếu sản phẩm của bạn rất tuyệt vời thì cũng có khả năng là mọi người sẽ tải chúng. Thế nhưng với quá nhiều lựa chọn hiện có, để có được những khách hàng đầu tiên với cái tên dễ quên là vô cùng khó khăn.
Tip: Kết hợp chức năng và sự tinh tế
Thông thường, những ứng dụng có tên tốt sử dụng kết hợp chức năng của mình và sự tinh tế. Dù không có quy luật cụ thể nào nhưng các ứng dụng, tiện ích hay mang tính công việc thường dựa vào chức năng trong khi các ứng dụng xã hội hay game thì có thể lựa chọn sáng tạo hơn.
Ví dụ:
Ngắn gọn mang lại "sự ngọt ngào" và đơn giản yêu cầu người đọc phải chú ý. Những cái tên có từ 1 tới 3 âm tiết thường là những lựa chọn tốt nhất và dễ nhớ nhất. Tên dài quá 11 kí tự có thể bị tỉnh lược khi xuất hiện trên các nền tảng mobile.
Kiểm tra kí tự tên ứng dụng sẽ đảm bảo trông chúng chuyên nghiệp nhất trước khi ra mắt. Nếu cái tên không thể truyền tải hết ý nghĩa thì hãy để tagline hoàn thành nốt công việc đó. Ví dụ như Evernote có tagline là "Remember Everything" mở rộng cùng với sản phẩm và trở thành "Your Life's Work".
Tip: Cân nhắc tới việc "phá và ghép chữ".
Nếu trong đầu bạn có 1 vài từ hay cụm từ có thể miêu tả hoàn hảo ứng dụng của bạn nhưng bạn lại chỉ muốn đặt cho ứng dụng cái tên gồm 1 từ? Hãy thử cách phá và ghép chúng lại. Một vài ứng dụng cực kì phổ biến đã chọn cách này.
Ví dụ:
Đừng bao giờ viết hoa tất cả các kí tự trong tên ứng dụng (hoặc bất kì cái tên nào). Thay vào đó hãy sử dụng cách chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ (gọi là camel case hay medial caps) hoặc viết hoa chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên (sentence case). Cách thứ nhất cũng là lựa chọn hay khi việc sử dụng các từ nối nhau có thể gây ra việc phát âm không đúng. Ví dụ như trong từ PieDish, nếu không sử dụng chữ viết hoa "D" thì có thể bị đọc nhầm thành "Pied-Dish".
Tip: Mặc dù đã từng khá phổ biến nhưng hãy hạn chế dùng camel case (ví dụ như FaceBook, SnapChat...) trừ phi điều đó là cần thiết để tránh không bị phát âm nhầm.
Biết được "thính giả" mà mình hướng tới là vô cùng quan trọng với bất kì người làm kinh doanh nào và các nhà phát triển ứng dụng cũng không phải ngoại lệ. Hãy đảm bảo bạn đã đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng để xác định vấn đề mà họ gặp phải và đưa ra cách giải quyết cho vấn đề đó bằng ứng dụng của mình.
Hãy sử dụng phương pháp tương tự như khi đặt tên cho ứng dụng. Dùng các từ khóa tìm kiếm và đoạn mô tả giúp người dùng biết được sản phẩm của bạn dùng để làm gì. Hãy tìm hiểu xem mọi người đang tìm kiếm điều gì và cẩn thận lựa chọn những từ liên quan, giúp nâng khả năng bán sản phẩm.
Tip: Hãy thực hiện nghiên cứu. Sử dụng những trang như SensorTower để xem người dùng đang tìm kiếm gì và các ứng dụng cùng loại với bạn đang sử dụng những từ khóa nào.
Một sai lầm phổ biến khi đặt tên ứng dụng là cho rằng chọn tên giống với 1 ứng dụng nổi tiếng thì sẽ dễ được nhớ tới hơn. Một vài sự biến tấu nhẹ có thể tăng cơ hội được chấp nhận nhưng hơn hết là hãy tạo ra 1 xu hướng chứ không phải là đi theo người khác. Diễn giải 1 cách đơn giản thì những cái tên tốt nhất là những cái tên nguyên gốc.
Tip: Hãy tự tin.
Tránh việc đặt tên kì lạ chỉ để trông kì lạ mà thôi, thay vào đó hay dùng cách ẩn dụ hoặc các từ khiến người nghe liên tưởng tới điều gì đó. Dù cái tên Shazam không khiến bạn ngay lập tức nghĩ tới "dịch vụ phát hiện nhạc" nhưng cái tên tạo nên cảm giác như 1 lời thần chú. Đừng quên rằng sử dụng phương pháp ẩn dụ có thể mang tới 1 vài cái tên rất sáng tạo và nguyên gốc. Hãy nghĩ tới những cái tên như Tinder, Squid hay Periscope.
Khi đặt tên cho ứng dụng, bạn cần phải xem xét tới các vấn đề liên quan tới bản quyền thương hiệu. Mỗi App Store lại có những luật lệ và quá trình xử lý nội bộ khác nhau cho việc sử dụng tên trên hệ thống của mình. Tuy vậy tuân theo các luật lệ này cũng không đảm bảo được liệu bạn có vi phạm bản quyền thương hiệu của ai đó khác bên ngoài App Store.
Đó là lý do vì sao việc nghiên cứu kĩ lưỡng về vấn đề bản quyền thương hiệu với bất kì cái tên nào bạn thích là rất quan trọng. Bạn có thể dùng tới Hệ thống tìm kiếm bản quyền thương hiệu điện tử (TESS - Trademark Electronic Search System) nhưng tốt hơn cả là hãy thuê 1 chuyên gia về bản quyền thương hiệu. Nếu vi phạm bản quyền, bạn có thể sẽ phải đổi tên ứng dụng hoặc bị xóa khỏi App Store.
Tip: Có rất nhiều yếu tố trong tên ứng dụng thuộc về bản quyền.
Chúng bao gồm:
Vấn đề này thường bị hiểu sai hoặc bị bỏ qua. Có 2 vị trí rất quan trọng khi xem xét đặt tên cho ứng dụng đó là Connect Name và Bundle Name.
Tip: Nhiều ứng dụng nổi tiếng không có các đoạn mô tả ngắn nhưng đừng để tên ứng dụng đứng 1 mình. Hãy dùng 1 đoạn mô tả ngắn với các từ khóa được lựa chọn kĩ càng để gia tăng cơ hội ứng dụng được tìm trên Store.
Sau cùng thì những cái tên tốt nhất là những cái tên dễ đánh vần (để tìm kiếm dễ dàng) và dễ phát âm (giúp quá trình truyền miệng dễ hiểu hơn). Nếu tên ứng dụng của bạn không thể hiện chức năng của mình thì nó nên sáng tạo đủ để nổi trội hơn những ứng dụng liên quan.
Tác giả: Margaret Wolfson