Nói chuyện là một nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, giao tiếp giúp con người chúng ta có thể tiếp cận, hòa mình với cộng đồng dễ dàng hơn.
Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp “lỡ lời” nói ra những lời nói không hay với người khác. Trong những hoàn cảnh này lý trí của bạn bạn đã bị những cảm xúc nội tâm không tốt chi phối.
Để không bị cảm xúc nội tâm chi phối thì bạn nên học theo 10 nghệ thuật nói chuyện dưới đây, chắc chắn những điều này sẽ vô cùng có ích cho công việc và cuộc sống của bạn đấy.
Khi gặp phải những chuyện gì gấp gáp mà muốn nói với người khác thì bạn nên bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó nói rõ ngọn ngành sự việc để tránh nói sai gây hiểu nhầm cho người khác. Cách nói này sẽ giúp người nghe cảm thấy ổn định, không bị rối khi nghe câu chuyện của bạn.
Nếu bạn muốn nhắc nhở ai đó một vấn đề gì, tốt nhất bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, nữa thật nữa đùa để người kia có thể hiểu được vấn đề, giúp cho câu chuyện của hai người thêm thú vị và thoải mái hơn.
Với những câu chuyện chưa nắm rõ thông tin thì hãy nên cân nhắc trước những lời nói của mình, bởi những thông tin bạn biết được mới chỉ là một phía, không nên phán đoán hay chắc chắn một điều gì để người nghe cảm thấy hoang mang. Nếu sau này sự thật không đúng như vậy thì bạn đã đánh mất lòng tin của mọi người cho bạn.
Con người ghét nhất lối ăn nói hàm hồ, nếu là người không bao giờ nói năng tùy tiện, biết cân nhắc thiệt hơn, phải trái trước khi nói, bạn sẽ khiến mọi người cảm thấy mình là người trưởng thành, có tu dưỡng, chăm chỉ, và có trách nhiệm.
Khi mà bản thân không thể chắc chắn mình làm được thì tốt nhất đừng hứa hẹn điều gì với ai. Điều này sẽ làm cho người nghe cảm thấy bạn là người đáng tin “nói là tin, làm là được”, lúc này họ sẽ đặt hết niềm tin vào bạn để giúp họ thực hiện công việc đó.
Đừng bao giờ nói những câu chuyện làm tổn thương đến người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Bạn làm như vậy không những không làm họ tổn thương về tinh thần mà khiến họ ngưỡng bộ bạn và thấy bạn là một con người lương thiện, theo đó tình cảm gia đình cũng từ đó được gắn kết và yêu thương nhiều hơn.
Khi ai đó bị tổn thương, họ chỉ muốn tìm ai đó để thổ lộ, tâm sự hết lòng mình. Thế nhưng nếu bạn lại là một người mà xem ai cũng đáng tin cây, bạn đem câu chuyện đau lòng ấy để đi kể với biết bao nhiêu người, điều này vô tình làm cho người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh tâm nghi ngờ và xa lánh. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ lên người khác.
Giữa con người với nhau cần có một khoảng cách để cảm thấy an toàn. Vậy nên đừng bao giờ nói ra những câu chuyện với người khác, điều này sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.
Khi ai đó nói về bạn là họ đang góp ý cho bạn, giúp bạn trở nên tốt hơn, vậy nên hãy lắng nghe, tiếp thu những suy nghĩ của họ về bạn. Việc này sẽ giúp bạn được đánh giá tốt hơn, và thể hiện rằng bạn là một con người thấu tình đạt lý.
Khi nói chuyện với con hãy nói nhẹ nhàng, rõ ràng mọi chuyện. Đặc biệt là khi con bạn còn ở độ tuổi thanh thiếu niên, tuổi này chúng đã biết suy nghĩ và rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ vừa ôn hòa vừa kiên định để nói rõ mọi chuyện với chúng, điều đó có thể giúp bạn gây thiện cảm với các con, qua đó chúng sẽ coi cha mẹ như một người bạn.