Những kỳ vọng của bạn – lớn hơn bất kỳ thứ gì khác trong cuộc đời – sẽ tự phản ánh liệu rằng chúng có trở thành hiện thực. Khi xét đến việc đạt được mục tiêu thì nếu không tin tưởng bản thân sẽ thành công, khả năng rất lớn là bạn sẽ thất bại.
Một nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana cho thấy những người tự tin vào chính mình sử dụng nhiều chức năng "siêu nhận thức" (metacognitive) hơn những người không làm được như vậy. Điều này có nghĩa, họ khai thác nhiều khu vực trong bộ não và có sức mạnh não bộ lớn hơn khi cần giải quyết các vấn đề. "Siêu nhận thức" đặc biệt quan trọng đối với "sự đạt được" (Achievement) vì nó đảm bảo rằng bạn tiếp cận vấn đề theo nhiều phương diện khác nhau và chuyển đổi góc nhìn của bạn khi cần thiết.
Điều rắc rối nhất của các kỳ vọng đó là chúng cũng tác động tới những người khác. Quay trở lại những năm 1960, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Harvard đã chứng minh được sức mạnh về niềm tin của chúng ta có khả năng làm xoay chuyển hành vi của những người khác. Khi các giáo viên trong những nghiên cứu đó được biết rằng một số học sinh nhất định (được chọn ngẫu nhiên) thông minh thì những đứa trẻ này đạt kết quả tốt hơn, không chỉ trong lớp học mà còn trong các bài test IQ đã được chuẩn hóa.
Các kỳ vọng rất quan trọng khi chúng có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, kỳ vọng quá cao sẽ dẫn tới hàng loạt rắc rối, đặc biệt, chúng sẽ hủy hoại con đường đi đến mục tiêu mà bạn đã thiết lập.
Dưới đây là 9 "ảo tưởng" về cuộc sống mà rất nhiều người cần phải chấm dứt ngay lập tức!
Tất cả chúng ta đều được nghe hàng triệu lần (và nhiều khả năng là những người xung quanh bạn cũng liên tục nói như vậy) rằng cuộc sống không hề công bằng. Và mặc dù đa phần, ai cũng biết về sự phức tạp của cái gọi là "bất công" nhưng hai thực tế này vẫn chưa đủ thấm thía đối với họ.
Cuộc sống không hề công bằng, hãy quen với điều đó
Đáng ngạc nhiên hơn nữa khi có không ít người mọng đợi một cách vô thức rằng cuộc sống sẽ công bằng và dù có bất cứ sự bất công nào xảy ra thì bằng cách nào đó, cuộc sống lại trở về đúng "thế cân bằng" của nó, ngay cả khi họ chẳng cần làm bất cứ điều gì cả.
Nếu là một trong số những người này thì đã đến lúc bạn nên tự xem xét lại mình. Khi có thứ gì đó "không công bằng" xảy ra, đừng dựa vào những "thế lực" bên ngoài để lấy lại bình tĩnh, đừng trông chờ vào một điều kỳ diệu sẽ xuất hiện đưa bạn thoát ra khỏi "vũng bùn". Không phải cuộc thi nào cũng có "giải khuyến khích" nên bạn càng sớm chấm dứt mong đợi về cuộc sống công bằng thì bạn càng sớm hành động để thực sự tạo ra sự khác biệt.
Một trong những thứ quan trọng nhất mà một người có thể làm đó là mạo hiểm và tìm kiếm cơ hội. Chỉ bởi vì bạn xứng đáng được tăng lương, thăng chức hay được thưởng một chiếc xe hơi thì điều đó không có nghĩa là những điều tuyệt vời này sẽ xảy ra theo đúng ý của bạn. Bạn phải khiến nó trở thành sự thật. Bạn phải thực sự làm việc chăm chỉ và chiến đấu để có được thứ bạn muốn.
Nếu tự giới hạn bản thân vào những điều mà mặc nhiên ai cũng có thì bạn sẽ luôn chịu sự kiểm soát của những người khác. Khi bạn hành động, hãy tự hỏi "những bước tiếp theo tôi cần làm là gì?", "những rào cản nào sẽ xuất hiện trên hành trình của tôi và tôi cần làm gì để loại bỏ chúng?" và "liệu tôi sẽ mắc phải những sai lầm gì có thể dẫn tới thất bại?"
Tất cả mọi người đều biết đến cảm giác khó chịu. Vì suy nghĩ này, bạn mặc định tất cả những người tốt bụng, tử tế, đáng được kính trọng trở nên "đặc biệt" so với phần đông còn lại mà không hề có một lý do xác đáng nào để giải thích cho điều này cả.
Bất cứ khi nào bạn nghĩ rằng mọi người "nên" thích bạn thì cuối cùng, bạn đều kết thúc mối quan hệ với việc làm ai đó tổn thương. Khi bạn giả sử rằng mọi người sẽ thích bạn, bạn ngừng nỗ lực để kết nối với họ; bạn bắt đầu đưa ra những yêu cầu và đòi hỏi trước khi bạn tìm ra đủ các dẫn chứng để thực sự hiểu rằng điều mà người khác thực sự nghĩ và cảm thấy về mình. Thay vì kỳ vọng rằng mọi người sẽ thích bạn, hãy tập trung giành lấy sự tin tưởng và sự tôn trọng của họ.
Rất khó.
Bạn biết điều bạn nghĩ và vì lý do này, mọi người nên trân trọng quan điểm bạn. Tuy nhiên, kỳ vọng mọi người đồng ý với bạn mà không cân nhắc suy nghĩ của họ hay bởi vì ý kiến của bạn quá hay lại là một câu chuyện khác.
Không phải ai cũng sẽ thích bạn
Thứ gì đó hiển nhiên với bạn không có nghĩa là những người khác cũng cần phải coi nó như vậy. Họ có cuộc đời của riêng họ, trải nghiệm khác bạn, lối sống khác bạn, cách tư duy không giống bạn và rất nhiều thứ khác. Thế nên, hãy dừng cảm thấy bị xúc phạm khi có người thể hiện sự không đồng ý với những gì bạn nói ra và dừng ảo tưởng rằng chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng (và đó là của bạn). Thay vào đó, hãy tập trung vào việc làm thế nào mà bạn có thể tìm ra được những giải pháp mà mọi người cần.
Không ai đọc được tâm trí của bạn và điều bạn nói không phải ai cũng có nghĩa vụ phải lắng nghe. Bạn không thể mong đợi mọi người hiểu bạn chỉ bởi vì bạn đang nói – bạn cần phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này.
Khi bạn yêu cầu ai đó làm gì mà không nói rõ ngữ cảnh hay giải thích các thuật ngữ phức tạp "chỉ mình bạn sử dụng" thì họ sẽ phớt lờ. Đó là điều hiển nhiên của cuộc sống.
Giao tiếp không thể thành công nếu nội dung muốn truyền tải không rõ ràng và sẽ chẳng ai hiểu bạn cho tới khi bạn dành thời gian để hiểu những điều mà người khác nói.
Như tôi đã đề cập ở trên, nếu bạn mong đợi thất bại, bạn sẽ có cơ hội lớn để tạo ra thứ bạn quan tâm. Nếu thất bại, hãy chấp nhận rằng sẽ có lúc bạn bị đánh bại và sẽ có lúc bạn là người chiến thắng.
Hãy nỗ lực và tin rằng với tất cả những gì bạn có, bạn sẽ thành công bằng sự cố gắng đó. Nếu tự tin không bao giờ thất bại thì bạn sẽ giới hạn cơ hội biến mong muốn của mình thành hiện thực.
Đừng nhìn vào vật chất để cảm thấy hạnh phúc vì nó không bền vững
Chắc chắn, vật chất sẽ làm cho cuộc sống trở nên thú vị và thoải mái hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng không thể mang đến cho bạn hạnh phúc lâu dài. Quá nhiều người trong chúng ta mong đợi một sự kiện trong tương lai (chẳng hạn, tôi sẽ hạnh phúc khi được thăng chức) để cảm nhận được hạnh phúc thay vì tìm hiểu sâu hơn lý do thực sự tại sao lại cảm thấy mệt mỏi, buồn chán.
Nếu không hiểu rõ bản chất của vấn đề hoặc của thứ gì đó khiến bạn không vui thì cho dù bạn có khao khát hạnh phúc nhiều như thế nào thì cũng không còn quan trọng nữa.
Có duy nhất một người trên thế giới này mà bạn có thể thực sự làm "họ" thay đổi – đó chính là bản thân bạn và muốn thực hiện được, bạn cũng phải nỗ lực rất lớn.
Cách duy nhất giúp một người thay đổi là khiến họ khao khát và cung cấp những điều kiện cần thiết để họ có thể thay đổi. Tuy nhiên, nỗ lực để thay đổi một ai đó không hề muốn thay đổi là vô cùng khó. Chẳng khác gì bạn đang cố "lắp" ý chí của bạn vào một người trong khi cả hai chẳng hề có sự đồng điệu nào cả.
Có thể bạn sẽ tích cực tiếp cận những người đang sống tiêu cực và nghĩ rằng mình có thể giải quyết các vấn đề đó giúp họ. Bỏ ngay kỳ vọng này đi. Bởi lẽ, không ai có thể giúp họ "sửa chữa" ngoại trừ chính họ. Thay vì như vậy, hãy vây quanh bạn bởi những con người tích cực và đừng để suy nghĩ bi quan kéo bạn xuống.
Tin rằng bạn sẽ thành công thực sự sẽ giúp cho khả năng bạn làm được như vậy càng lớn. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn cần loại bỏ các kỳ vọng "không giống ai" ra khỏi hành trình của bạn.