Nếu muốn thay đổi cuộc sống của bản thân, hãy bắt đầu làm mọi thứ theo hướng khác đi. Đôi khi, bạn chỉ cần tìm cho mình một cuốn sách phù hợp có khả năng làm thay đổi nhận thức, truyền cảm hứng để tạo ra những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống và cải thiện đáng kể năng suất làm việc của bạn. Nếu khao khát sự thay đổi, bạn cần phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy cùng tham khảo và áp dụng các khái niệm trong những cuốn sách dưới đây, cuộc đời bạn có thể thay đổi hoàn toàn đấy.
Cuốn sách "The Four Hour Workweek" của tác giả Tim Ferriss được xuất bản vào năm 2007, cuốn sách này đã truyền cảm hứng cho độc giả trên khắp thế giới. Nếu bạn từng đặt câu hỏi cho bản thân rằng tại sao khái niệm lối sống doanh nhân lại trở nên phổ biến đến vậy thì câu trả lời nằm trong sự thành công của cuốn sách này. Bởi tôi đã từng đọc cuốn sách này hai lần và lần nào cũng tìm thấy được giá trị chân lý của nó. Về mặt nhận thức, cuốn sách này cho chúng ta thấy được sự tự do về thời gian còn đáng giá hơn cả tiền bạc.
Một cuốn sách nếu cứ nằm yên vị trên giá sách và chả giúp gì được cho bạn thì thật đáng tiếc. Một trong những khía cạnh hay nhất của cuốn sách "The Four Hour Workweek" là những thử thách mà tác giả Tim Ferriss đã đặt ra cho độc giả. Chẳng hạn như, ông gợi ý về việc nên nằm thẳng trên mặt đất tại một khu vực công cộng trong vòng 10 giây. Đây chỉ là một hành động bất thường nhỏ nhưng có thể chứng minh rằng có một chút mạo hiểm khi bạn thách thức một quy chuẩn đã được thiết lập.
Lời khuyên: Hãy tự mình đưa ra giải pháp thay vì đi hỏi ý kiến của mọi người xung quanh. Việc này thúc đẩy các cuộc trò chuyện và cuộc sống hàng ngày diễn ra nhanh hơn rất nhiều đấy!
Cuốn sách kinh điển "Getting Things Done: The Art of Stress-Free Productivity" của tác giả David Allen được coi như Kinh thánh cho hiệu suất làm việc của các doanh nghiệp và cá nhân. Khác với một số cuốn sách kinh doanh vốn chỉ đơn thuần là đưa ra một loạt các lời khuyên và khái niệm khác nhau thì tác giả Allen đã giới thiệu cho người đọc một hệ thống hiệu suất toàn diện.
Về mặt nhận thức, cuốn sách "Getting Things Done" (Hoàn thành mọi việc) chỉ ra rằng chúng ta có thể duy trì viễn cảnh và kiểm soát danh sách những việc cần làm. Quả thực, cuốn sách này có thể giúp bạn đạt được hiệu suất mà hoàn toàn không bị căng thẳng.
Lời khuyên: Sau khi đọc cuốn sách "Getting Things Done: The Art of Stress-Free Productivity" của tác giả David Allen, bạn đã học được cách đánh giá các công việc làm trong một tuần rồi đó.
Cách bạn bắt đầu một ngày mới có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc trong ngày của bạn. Nhiều người trong chúng ta đã từng đọc về những thói quen buổi sáng của những người thành công. Cuốn sách "The Miracle Morning" của tác giả Hal Elrod còn làm được nhiều hơn thế. Khi đọc cuốn sách này và áp dụng những ý tưởng trong cuốn sách, bạn có thể sẽ biết cách dành thêm thời gian để làm mới bản thân thông qua việc luyện tập thể dục, đọc sách và các hoạt động phát triển bản thân khác. Về mặt nhận thức, cuốn sách này chứng minh cho bạn thấy rằng bạn có thể tăng năng suất và hiệu quả công việc bằng những thói quen hiệu quả vào buổi sáng.
Lời khuyên: Bạn có thể xây dựng thói quen tốt vào buổi sáng bằng những hoạt động khác nhau như: dành ra 10 phút để đọc sách, 10 phút để đọc báo và 10 phút để tập thể dục. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể làm việc và dành thời gian còn lại trong ngày cho bản thân.
Cuốn sách "The Effective Executive: The Definitive Guide to Getting the Right Things Done" của tác giả Peter F. Drucker được xuất bản từ 50 năm trước đây, cuốn sách của Drucker là một nguồn tham khảo nổi tiếng dành cho những ai đang làm việc ở các tổ chức lớn.
Về mặt nhận thức, chương đầu "Know Thy Time" (Biết rõ thời gian của bạn) thách thức người đọc về việc ghi chép lại cách họ sử dụng thời gian trong một ngày. Hiểu đơn giản là cách mà bạn dành thời gian làm việc có thể tiết lộ những điều đáng kinh ngạc. Hơn nữa, cuốn sách này cũng dạy cho chúng ta rất nhiều điều tuyệt vời.
Lời khuyên: Tập trung cống hiến cho công việc là một lời khuyên nổi bật. Theo như tác giả Drucker đã viết: "Việc đặt câu hỏi: Tôi có thể đóng góp được gì? là cách tìm thấy được tiềm năng của bản thân mà bạn chưa khai phá được trong công việc".
Việc kiểm soát được tiền bạc là một yếu tố rất quan trọng để đạt được hiệu suất công việc. Với nguồn lực tài chính dồi dào hơn, bạn có thể có thuê được những dịch vụ bên ngoài để thực hiện một số công việc cần thiết (như sử dụng dịch vụ vệ sinh hoặc thuê một trợ lý). Trong tất cả những cuốn sách viết về tài chính mà tôi đã đọc được, cuốn sách này có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới quan điểm về tiền bạc của tôi.
Ví dụ, tác giả Kiyosaki đã định nghĩa tài sản là những gì tạo ra tiền cho bạn – điều này có nghĩa: xe hơi hay nhà của bạn không được coi là tài sản! Tuy nhiên, hầu hết chúng ta thường coi nhà là một tài sản. Thực tế, ngôi nhà của chúng ta lại là tiêu sản! Cuốn sách nhắc nhở người đọc về tầm quan trọng của việc tạo dựng những tài sản tạo ra nguồn thu mới như đầu tư vào cổ phiếu, quyền sở hữu công ty hay tiền bản quyền...
Lời khuyên: Tác giả Kiyosaki còn khuyên mỗi người chúng ta nên tìm một công việc có cơ hội học tập và phát triển hơn là một công việc nhẹ nhàng, bởi chỉ có vậy thì chúng ta mới thúc đẩy được hiệu suất công việc.
Nhiều doanh nhân đã trích dẫn cuốn sách này như một nguồn tham khảo quan quan trọng giúp họ phát triển kỹ năng cá nhân và làm chủ được cuộc sống. Nhiều người đặt chân vào thế giới kinh doanh vì họ quá mệt mỏi khi phải làm việc cho người khác. Còn những người khác thì lại muốn tập trung vào tay nghề hay niềm đam mê của họ như: làm bánh, viết lách hoặc sửa chữa xe hơi.
Cuốn sách "The E-Myth Revisited: Why Most Small Businesses Don't Work and What to Do About It" của tác giả Gerber đã cho thấy việc thiết lập hệ thống và quy trình sản xuất để doanh nghiệp tăng trưởng là điều quan trọng – nếu không, các doanh nghiệp sẽ không bao giờ vượt qua được mức hiệu suất cá nhân của bạn.
Lời khuyên: Bạn cần xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn cho mọi khía cạnh khác nhau của công việc để doanh nghiệp của bạn vẫn có thể tiếp tục vận hành dù có bạn có mặt ở đó hay không.
Việc mắc phải những sai lầm luôn khiến ta cảm thấy nản lòng! Câu trả lời điển hình để giúp ta tránh khỏi các sai lầm và cải thiện mọi hoạt động là cần được giáo dục và đào tạo nhiều hơn. Tuy vậy, vẫn còn những sự lựa chọn khác nữa. Bài học nhận thức từ cuốn "The Checklist Manifesto" của tác giả Atul Gawande chỉ đơn giản là một danh sách kể tên các đầu việc có thể cải thiện đáng kể hoạt động sản xuất.
Chẳng hạn, Atul Gawande thảo luận về việc phi công thường sử dụng danh sách ghi công việc sẵn ra để đảm bảo sự an toàn cho các chuyến bay. Hay nhiều giáo sư y khoa, kể cả bác sỹ ngoại khoa, y tá và những người khác, cũng sử dụng danh sách công việc để tránh mắc sai lầm không đáng có trong chăm sóc y tế.
Lời khuyên: Hãy học cách tạo lập ra danh sách các công việc cần làm để tăng năng suất làm việc nhé!
Việc quyết định dành nguồn thời gian hữu hạn và sự tập trung của bạn vào nơi được coi là chìa khóa để đạt hiệu suất làm việc. Tuy các lời khuyên hay bí kíp trong đó sẽ giúp cải thiện kết quả nhưng chúng chỉ là sự cân nhắc thứ cấp mà thôi. Bài học nhận thức từ cuốn sách "Essentialism" của tác giả McKeown nói không với những yêu cầu, những người và những nhiệm vụ không cần thiết.
Bởi đây là kỹ năng bạn phải vất vả và khổ luyện lắm mới có được, đặc biệt là khi bạn là người luôn muốn làm người khác hài lòng. Cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm thú vị khi đọc và nó còn là câu chuyện từ chính cuộc đời của tác giả McKeown.
Lời khuyên: Hãy thực hiện theo cách "bảo vệ tài sản" bằng cách ngủ đủ giấc và luyện tập thể dục đều đặn. Một cơ thể tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn giữ được hiệu quả sản xuất.