Có một điều chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi làm việc cho bất kỳ công ty nào, nhất là trong giai đoạn đất nước đang hội nhập như hiện nay, đó chính là kỹ năng làm việc nhóm (teamwork). Bên cạnh đó, quy lệ nghề nghiệp (professional etiquette) cũng có tầm quan trọng nhất định khi làm việc trong cùng một nhóm. Muốn làm cho team của mình vững mạnh, đoàn kết thì ngoài môi trường làm việc nhóm chuyên nghiệp, bạn cũng phải có một tác phong và cách hành xử chuyên nghiệp.
Trên trang Bright Side luôn quan sát kỹ càng về cách hành xử lịch sự và thân thiện đối với người khác, bạn nên tham khảo những ví dụ được đề cập dưới đây - những câu nói nên tránh để không làm tổn thương đồng nghiệp và cũng giúp bạn trở nên gần gũi, chuyên nghiệp hơn.
Tại sao không nên nói như vậy: Bởi khi một ai đó cần sự giúp đỡ của chúng ta nhưng ngay lúc đó ta không có thời gian rảnh, chúng ta thường nói một cách thẳng thừng: "Đó không phải là việc của tôi", rồi chọn cách phớt lờ lời yêu cầu giúp đỡ. Tuy nhiên, thật không may mắn rằng đây là một câu mà bạn nhất định không nên nói. Bởi câu nói đó không những làm đồng nghiệp của bạn thấy bị tổn thương mà còn làm xấu đi hình tượng của bạn trong mắt đồng nghiệp mình, họ sẽ nghĩ bạn là người thật ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mình và không có tinh thần teamwork.
Thay vào đó hãy thử nói: "Bạn thử hỏi anh/chị...xem"
Tại sao không nên nói như vậy: Hầu hết các công ty bây giờ, nhất là công ty có lĩnh vực liên quan đến tư duy hay nghệ thuật sẽ không thích nghe bạn nói câu này. Đơn giản là bạn ngại thay đổi vì bạn đánh giá cao những kinh nghiệm trước đây và lo sợ không chắc rằng cách mới sẽ giúp gì cho công việc của bạn phải không? Điều đó là tốt nhưng bạn cũng nên nhớ rằng công ty luôn cần tư duy và sáng tạo để làm ra những điều mới mẻ hơn. Vậy nên không có lý do gì bạn phải lảng tránh những ý tưởng táo bạo, cũng như sự linh động trong công việc cả.
Thay vì từ chối phương án mới đó, hãy nhờ đồng nghiệp giải thích cho bạn rằng tại sao họ lại nói phương án đó tốt hơn nhé. Chẳng hạn như: "Bạn có thể giải thích cho tôi rằng tại sao nó lại là một phương án tốt hơn không?"
Tại sao không nên nói như vậy: Có lẽ mỗi khi bạn cảm thấy không còn gì có thể làm hay bạn thấy mình cạn kiệt ý tưởng và không biết lựa chọn phương án nào cho khả thi thì đừng lo, hãy trấn an bằng cách tự nhủ rằng: "Tôi có thể làm được" và thử lại lần nữa xem. Đây là một cách có ích cho bạn hơn là ngồi một chỗ mà chấp nhận thất bại.
Còn nếu cảm thấy bế tắc, thử tìm một sự trợ giúp nho nhỏ, biết đâu một gợi ý của đồng nghiệp sẽ giúp bạn "khai thông trí não" thì sao? Hãy nói rằng: "Tôi đang bế tắc. Bạn có thể giúp tôi tìm ra giải pháp được không?"
Tại sao không nên nói như vậy: Tốt nhất đừng nên nói câu này, vì làm sao bạn chắc chắn sắp xếp được mọi thứ và chúng sẽ diễn ra êm đẹp như ý bạn chỉ trong vòng một phút đúng không? Rõ ràng bạn chỉ đang cố trấn an đồng nghiệp cũng như bản thân mà thôi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn đang lên kế hoạch để giải quyết công việc đó ngay lập tức.
Thay vào đó hãy thử nói: "Hãy nhắc tôi trong một lúc nữa nhé!" sẽ tốt hơn và làm đồng nghiệp cũng như bản thân bạn cảm thấy yên tâm hơn.
Tại sao không nên nói như vậy: Trên thế giới này hầu như không có ai là người hoàn hảo cả, chúng ta đều có thể phạm sai lầm, nhưng đừng vội đi đến bất kỳ kết luận nào cả. Bởi có lẽ những điểm bạn chưa hiểu hết về nó, thay vì bỏ qua nó, hãy thử tìm một hướng khác để nghĩ xem sao, biết đâu bạn lại nảy ra một ý tưởng hay thì quá tuyệt luôn đó.
Hãy thử nói: "Tôi không chắc chắn về việc này đâu. Nhưng hãy nói cho tôi biết tại sao nó là lựa chọn tốt nhất nhé!"
Tại sao không nên nói như vậy: Thông thường chúng ta vẫn hay nói mà không suy nghĩ, điều này vô tình vi phạm vào các nghi thức văn phòng và làm tổn thương đồng nghiệp nữa. Lần sau, thay vì nói một cách thẳng thừng như vậy, hãy biện hộ cho ý kiến của mình, mà nhớ là nhẹ nhàng thôi vì chắc không ai muốn mình bị chê trách đúng không nào?
Bạn có thể nói thế này: "Tôi không đồng ý lắm, vì...", đưa ra ý kiến của mình một cách từ tốn sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Tại sao không nên nói như vậy: Bạn biết vì sao không, hiếm khi chúng ta suy nghĩ trước khi nói câu "Tôi xin lỗi" và thường kết thúc câu nói của mình một cách cụt ngủn, không thuyết phục chút nào. Có lẽ là do bản thân chúng ta còn tiếc nuối một cái gì đó chưa rõ ràng. Và đôi khi, bạn hay tôi vẫn tự biện hộ cho mình mỗi khi mắc sai làm, việc đổ lỗi cho hoàn cảnh gần như đã trở thành thói quen.
Thay vì giải thích hay biện hộ cho bản thân, bạn chỉ cần nói: "Tôi rất tiếc. Lần sau, tôi sẽ cố gắng..." như vậy nghe có vẻ dễ chịu hơn rất nhiều.
Tại sao không nên nói như vậy: Bất cứ sự thiếu hiểu biết nào cũng có thể dẫn đến sai lầm. Vì thế bạn đừng nên giả định hay tự tưởng tượng rằng điều bạn nghĩ là đúng hết. Thay vào đó, hãy tìm hiểu chính xác về những gì bạn cần để tránh sai sót và mở rộng thêm về sự hiểu biết của mình nhé!
Bạn nên hỏi đồng nghiệp rằng: "Bạn có thể giải thích cho mình biết tại sao mình cần phải làm như thế không?"
Tại sao không nên nói như vậy: Đây là một điều hết sức quan trọng mà bạn cần phải chú ý, bởi vì câu nói này sẽ làm giảm giá trị của bạn và khiến đồng nghiệp đánh giá không cao về bạn. Khi còn đi học ở trường, thầy cô vẫn dạy chúng ta là hãy làm hết sức có thể mà. Thế nhưng, khi cố gắng hết sức mà vẫn chưa đủ, đừng vội bỏ cuộc, vì chúng ta vẫn có thể học hỏi thêm nhiều điều từ nó mà.
Thay vào đó hãy thử nói: "Làm thế nào để lần sau tôi có thể thực hiện nó tốt hơn?" Đừng tự hạn chế khả năng của bản thân, vì bạn còn làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
Tại sao không nên nói như vậy: Bạn có thích bị người khác chỉ trích không? Chắc là không rồi. Người khác cũng vậy, những gì bạn không muốn xảy ra với mình, cũng đừng làm vậy với người khác. Bởi chỉ trích người khác lúc bạn không vui thì dễ, nhưng đó không phải cách tốt vì có thể làm tổn thương người khác và làm ảnh hưởng không hay đến ý chí của họ nữa đấy.
Thay vào đó hãy thử nói tích cực hơn: "Điều này bạn làm không ổn, lần tới hãy thử..."
Tại sao không nên nói như vậy: Có bao giờ bạn có một ý tưởng nhưng lại sợ nó bị người khác bác bỏ không? Đừng tự đánh giá thấp mình, hãy thử chia sẻ ý tưởng đó với đồng nghiệp của bạn xem sao, biết đâu ý tưởng của bạn sẽ thành công.
Chỉ cần nói: "Tôi có một ý tưởng thế này..."
Tại sao không nên nói như vậy: Có rất nhiều việc cần phải làm, trong khi đó deadline thì sắp đến hạn nộp, còn bạn vẫn chưa sắp xếp được công việc ưu tiên? Tốt hơn hết, bạn hãy hoàn thành cơn khủng hoảng công việc bằng cách đưa ra một thời gian cụ thể (mang tính tương đối) hơn là đưa ra lý do tại sao bạn đang làm hỏng kế hoạch.
Thay vào đó hãy thử nói: "Tôi sẽ hoàn thành nó vào lúc/ vào khoảng..."
Khi ước rằng giá như chưa từng nói hay làm điều gì đó với đồng nghiệp của mình, hãy thử xem 3 cách dưới đây để sửa chữa lỗi lầm nhé:
Chắc chắn rằng trong cuộc sống hiện nay, ai trong số chúng ta cũng phải gặp rất nhiều người, phải giao tiếp và xây dựng mối quan hệ. Để giữ mối quan hệ tốt đẹp không chỉ trong môi trường làm việc mà còn trong đời sống hằng ngày, mọi người nên chú ý thật kỹ cách ứng xử của mình. Hãy luôn chân thành trong các mối quan hệ không những giúp bạn có những người bạn, người đồng nghiệp tốt mà còn làm cho giá trị của bạn đẹp hơn nhiều trong mắt họ nữa. Hy vọng 12 cụm từ tuyệt đối không nên nói khi ở công ty trên đây sẽ giúp cho bạn có những cách giao tiếp thật hiệu quả và tốt đẹp.
Tham khảo thêm một số bài viết:
Chúc các bạn vui vẻ!