Nếu hỏi bất kì ai câu hỏi mục đích cuối cùng trong cuộc sống của họ là gì thì câu trả lời nhận lại sẽ là hạnh phúc. Hạnh phúc là thứ gì đó mà tất cả chúng ta đều cố gắng đạt được. Chúng ta tin rằng hạnh phúc có được khi chúng ta sở hữu những thứ như mua một căn nhà đẹp, kết hôn hay kiếm thật nhiều tiền. Thực tế, đối với hầu hết mọi người, tiền là nguồn lực có giới hạn và cách chúng ta tiêu tiền là thứ đem lại hạnh phúc.
Đó là một ý niệm hoàn toàn sai, rằng khi có càng nhiều tiền chúng ta thường cảm thấy vui hơn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: "Khi đạt được mục đích giàu có khiến chúng ta vui nhưng niềm vui đó sẽ nhanh chóng qua đi. Của cải vật chất hiện nay luôn có sẵn và công nghệ tiên tiến phát triển, chúng ta thường có xu hướng gửi số tiền khó khăn kiếm được vào những chiếc điện thoại thông minh hiện đại, máy tính và xe hơi đời cao cấp nhất".
Việc đưa ra sự lựa chọn giữa gửi tiền vào vật chất hay gửi vào các trải nghiệm thì hầu hết mọi người sẽ lựa chọn gửi tiền vào tiện ích công nghệ mới nhất vì cho rằng nó sẽ làm cho họ hạnh phúc hơn trong khoảng thời gian dài. Sau cùng, một chiếc điện thoại mới sẽ tồn tại lâu hơn kỳ nghỉ 3 tuần ở New Zealand phải không? Điều này có thể sai và dưới đây là 5 lý do giải thích tại sao:
Bạn từng mua một thứ gì đó và cảm thấy cực kì vui? Bạn nghĩ rằng đó là thứ tốt nhất trên thế giới tại thời điểm đó, nhưng sáu tháng sau liệu bạn còn có cảm giác như thế với nó hay không? Chắc chắn là không rồi. Vấn đề nằm ở chỗ con người được sinh ra để thích nghi với mọi thứ. Tiến sĩ Thomas Gilovich, một nhà tâm lí học từ trường Đại học Cornell có một nghiên cứu chuyên sâu về mối liên hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc. Thomas Gilovich phát hiện ra rằng kẻ thù của hạnh phúc chính là sự thích nghi và tất cả chúng ta đều dễ dàng chán mọi thứ, đặc biệt với những thứ mà chúng ta sở hữu không đi kèm cảm giác về nó. Những nghiên cứu của tiến sĩ Gilovich cuối cùng phát hiện ra rằng tiền mua được hạnh phúc nhưng chỉ là một chút thôi.
Bạn sẽ ít so sánh tiêu cực những trải nghiệm của bản thân với người khác hơn là khi bạn mua vật chất. Sự ganh tị có thể được tạo ra thông qua việc so sánh của cải vật chất, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực về người khác. Trải nghiệm lại không như vậy - nhiều người có xu hướng cảm thấy việc lắng nghe người khác kể về những trải nghiệm của họ rất cuốn hút. Điều này là bởi khó có thể định lượng giá trị giữa hai trải nghiệm bất kỳ nào đó vì chúng mang tính cá nhân. Vì thế mà sự ghen tị và thèm muốn cũng không phải là một vấn đề lớn.
Những gì tạo nên tính cách của chúng ta không phải là chiếc xe mà chúng ta chạy, chiếc điện thoại thông minh mới nhất mà chúng ta có được hay những bộ cánh thời trang trong tủ quần áo của chúng ta. Việc chúng ta là ai được tạo thành từ sự tích lũy những thứ mà chúng ta thấy, những thứ mà chúng ta làm và những nơi mà chúng ta đã đến. Việc mua một chiếc iPhone hiện đại nhất gần đây thú vị nhưng nó không thay đổi bạn là ai. Thay vào đó, đi đến Inca Trail ở Peru hay ở New Zealand sẽ làm giàu vốn sống của bạn nhiều hơn mà bạn biết. Cuối cùng là tổng hợp từ những trải nghiệm của chính chúng ta.
Những kinh nghiệm được chia sẻ sẽ kết nối chúng ta lại với nhau. Khi nói chuyện với người khác về những món đồ công nghệ bạn mua gần đây có thể khiến thu hút được một số người nghe nhưng sẽ có khả năng lớn mất đi họ sau chốc lát. Ngược lại, khi nói về những trải nghiệm du lịch có được và bạn sẽ thấy mọi người hứng thú nghe bạn nói nhiều hơn, tương tác với bạn tốt hơn và thúc đẩy những câu chuyện tương tự. Cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng sẽ không thật sự kết nối với ai đó bằng một chiếc đồng hồ Apple, mà việc tìm một ai đó đã đến những nơi bạn đến có thể là sự khởi đầu của một tình bạn.
Có một quan niệm sai lệch về việc vật chất tồn tại lâu hơn trải nghiệm, giống như một buổi hòa nhạc hay kỳ nghỉ vậy, nhưng đây không phải là một trường hợp duy nhất để so sánh. Khi chúng ta trải qua điều gì đó, nó tồn tại trong chúng ta nhiều năm liền thậm chí là cả đời. Sự đầu tư này lớn hơn nhiều và những tác động đó cũng được kéo dài.
Lên kế hoạch là một điểm cộng lớn khi nói đến trải nghiệm. Tâm lý hưng phấn và thích thú bắt đầu ngay từ những phút ban đầu lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hay chuyến đi đến một nơi nào đó và nó kéo dài suốt chặng đường đi đến trải nghiệm và những kí ức mà bạn sẽ nuôi dưỡng về sau. Tiến sĩ Gilovich cũng phát hiện ra rằng mặc dù trải nghiệm tạo ta sự hứng khởi trong khi mua hay gọi một thứ gì đó, nhưng cuối cùng lại tạo ra sự mất kiên nhẫn nhiều hơn.
Vì vậy, hãy nghĩ kĩ về những khoản đầu tư của mình. Hạnh phúc không được mua nhưng có nhiều cách tiêu tiền thông minh giúp chúng ta hạnh phúc hơn trong cuộc sống đó.
Tham khảo thêm một số bài viết:
Chúc các bạn vui vẻ!