Về tác giả: Bài viết được dịch lại từ chia sẻ của Michael Simmons – đồng sáng lập Empact – trang web chuyên cung cấp những câu chuyện và quan điểm sâu sắc đến từ những doanh nhân hàng đầu trên thế giới qua các bài báo và sự kiện diễn ra trên toàn cầu, trong đó bao gồm cả các sự kiện ở Liên Hiệp Quốc, Capitol Hill và Nhà Trắng (Mỹ).
Lúc 10 tuổi, Benjamin Franklin rời trường học để trở thành thực tập sinh tại công ty của cha mình. Đến tuổi thiểu niên, ông không hề thể hiện bất cứ một tài năng hay năng khiếu đặc biệt nào ngoại trừ niềm đam mê với sách.
Nửa thế kỷ kể từ khi Franklin qua đời, ông là một trong những chính trị gia, nhà phát minh nổi tiếng nhất nước Mỹ, đồng thời cũng là một doanh nhân thành công và tác giả của rất nhiều đầu sách được hàng triệu độc giả biết đến.
Vậy thì điều gì xảy ra giữa hai thời điểm đó để tạo nên những thành công đáng kinh ngạc như vậy?
Câu trả lời nằm ở một chiến thuật thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể sử dụng được và thực tế là nó đang ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Trong một bài báo có tên "Malcolm Gladwell Got Us Wrong", các nhà nghiên cứu tìm ra quy tắc 10.000 giờ đã sửa lại một điều trước đây bị hiểu sai rằng: Các lĩnh vực khác nhau yêu cầu một người phải dành ra một lượng thời gian thực hành có chủ đích (deliberate practice) để có thể đạt được cái gọi là đẳng cấp thế giới.
Nếu 10.000 giờ không phải là quy tắc tuyệt đối được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực thì thứ gì mới thực sự làm cho những con người bình thường trở nên vĩ đại mà đến nay cả thế giới đều biết đến.
Trong hơn 1 năm qua, tôi đã dành thời gian tìm hiểu về tiểu sử của rất nhiều nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ nhất trên toàn cầu, bao gồm Elon Musk, Oprah Winfrey, Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg để xem thử cách mà họ áp dụng các nguyên tắc thực hành có chủ đích như thế nào.
Điều tôi đã tìm ra không đủ để nói rằng đó là một nghiên cứu học thuật nhưng nó cũng tiết lộ một khuôn mẫu rất đáng kinh ngạc: Mặc dù rất bận rộn nhưng những con người tài giỏi ấy vẫn dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày (hay 5 giờ mỗi tuần) trong suốt sự nghiệp của mình để học tập hoặc rèn luyện có chủ đích. Tôi gọi đó là quy tắc 5 giờ và phân loại các doanh nhân áp dụng quy tắc này thành 3 nhóm: đọc, chiêm nghiệm và thử nghiệm.
Xuyên suốt quãng đời trưởng thành của Benjamin Franklin, ông kiên trì với việc dành một giờ mỗi ngày cho quá trình học tập có chủ đích (Delibrate learning).
Thời gian học của Franklin bao gồm:
Mỗi lần Franklin dành thời gian trong một ngày bận rộn của mình để thực hiện quy tắc 5 giờ và dành ít nhất một giờ học tập thì ông đều không làm được nhiều việc trong những ngày đó. Tuy nhiên, trong dài hạn thì đó là khoản đầu tư tuyệt vời nhất mà ông đã thực hiện.
Quy tắc 5 giờ của Franklin đã cho thấy một ý tưởng đơn giản rằng theo thời gian, những người thông minh nhất và thành công nhất đều là những người học tập không ngừng và có chủ đích.
Theo một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Harvard Business Review, "nhà sáng lập Phil Knight tôn sùng thư viện của mình tới mức mà khi vào trong đó, bạn sẽ phải cởi giày và cúi đầu".
Oprah Winfrey cũng công nhận rằng sách đóng vai trò rất quan trọng cho thành công của bà: "Sách là tấm giấy thông hành đưa tôi đến với sự tự do cá nhân". Bà cũng chia sẻ thói quen đọc sách của mình với tất cả mọi người trên thế giới qua một câu lạc bộ sách do chính bà thành lập.
Họ không phải là những người duy nhất. Bằng chứng là hãy cùng xem xét thói quen đọc sách của những tỷ phú khác:
Đối với các doanh nhân khác, quy tắc 5 giờ lại được áp dụng dưới dạng chiêm nghiệm (reflection) và suy ngẫm (thinking).
CEO của AOL Tim Armstrong yêu cầu đội ngũ quản lý cấp cao dành 4 giờ mỗi tuần chỉ để suy ngẫm. Jack Dorsey là một "kẻ lang thang" theo thói quen. CEO LinkedIn Jell Weiner dành 2 tiếng mỗi ngày chỉ để nghĩ. Brain Scudamore – nhà sáng lập của công ty trị giá 250 triệu USD O2E Brands suy ngẫm 10 tiếng mỗi tuần.
Khi Reid Hoffman cảm thấy "bí" về một ý tưởng nào đó, ông thường gọi một trong những người bạn của mình là Peter Thiel, Max Levchin hoặc Elon Musk để gỡ rối.
Khi tỷ phú Ray Dalio gặp sai lầm, ông thường đăng nhập vào một hệ thống mà được xây dựng công khai với tất cả mọi người trong công ty. Sau đó, ông đặt thời gian để cùng thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm tìm ra gốc rễ của vấn đề.
Tỷ phú Sara Blakely là một người yêu thích ghi chép. Trong một buổi phỏng vấn, cô chia sẻ rằng cô có hơn 20 cuốn sổ nhỏ chỉ để ghi lại những thứ khủng khiếp đã xảy ra với cô và những giải pháp được lóe lên trong quá trình cô làm như vậy.
Cuối cùng, quy tắc 5 giờ còn được áp dụng dưới một dạng khác nữa, đó chính là các thử nghiệm.
Trong suốt cuộc đời, Benjamin Franklin đã dành thời gian cho các thử nghiệm và thảo luận với những người đồng chí hướng, đồng thời theo dõi các kết quả thu được. Google nổi tiếng với việc cho phép nhân viên dành 20% thời gian làm việc của họ cho các dự án mới của riêng họ. Trong khi đó, mạng xã hội Facebook cũng có cơ chế thúc đẩy của mình bằng cách khuyến khích nhân viên thử nghiệm các ý tưởng mới lạ với chương trình Hack-a-Months.
Ví dụ điển hình nhất cho việc áp dụng quy tắc 5 giờ dưới dạng thử nghiệm có lẽ phải kể đến Thomas Edison. Mặc dù là một thiên tài nhưng Edison vẫn thường tiếp cận các phát minh mới với tư duy của một người "kém cỏi" để có thể nhìn nhận chúng từ cơ bản đến sâu xa nhất. Đồng thời, bằng cách này, ông cũng sẽ dễ dàng nhận ra các giải pháp khả thi và sau đó, kiểm tra trên phạm vi hệ thống cho từng giải pháp một. Theo một trong những người đã từng viết tiểu sử của Edion thì mặc dù nhanh chóng nắm được tất cả các lý thuyết nhưng ông vẫn coi chúng là những thứ vô ích khi đề cập đến việc giải quyết các vấn đề chưa thể phát hiện được.
Edion áp dụng phương pháp này cực đoan đến nỗi mà "đối thủ" của ông – nhà khoa học Nikola Tesla đã từng nói về phương pháp thử - sai này như sau: "Nếu Edison phải tìm một cây kim trong đống cỏ, ông ấy sẽ không dành thời gian để nghĩ về nơi có khả năng nhất. Thay vào đó, Edison sẽ liên tục vạch từng ngọn cỏ một cho đến khi tìm được cây kim mới thôi".
Những người áp dụng quy tắc 5 giờ luôn có một lợi thế lớn trong công việc.
Rèn luyện có chủ đích thường bị nhầm lẫn với làm việc chăm chỉ. Đồng thời, phần lớn người đi làm thường chỉ tập trung bào năng suất và hiệu quả chứ không quan tâm tới sự tiến bộ. Trong khi đó, họ không hề hiểu rằng chỉ cần 5 tiếng rèn luyện có chủ đích mỗi tuần cũng có thể giúp họ tiến bộ nhanh hơn những người chỉ biết làm việc chăm chỉ một cách vô thức.
Trong một buổi phỏng vấn, tỷ phú Marc Andreessen đã chỉ ra vai trò quan trọng của tốc độ tiến bộ: "Tôi nghĩ rằng những câu chuyện khởi nghiệp của những nhà sáng lập 22 tuổi đã hoàn toàn bị thổi phồng quá mức. Ngược lại, việc lĩnh hội các kỹ năng và phương pháp làm việc lại bị đánh giá thấp một cách nghiêm trọng". Mọi người đánh giá quá cao giá trị của việc nhảy được thật sâu xuống một chiếc hồ nhưng thực tế là người nhảy sâu nhất thường dễ chết chìm nhất. Có một lý do tại sao lại có quá nhiều câu chuyện về Mark Zuckerberg như vậy nhưng chính xác là không có nhiều người được như Mark Zuckerberg. Đa phần họ vẫn đang nổi trên mặt hồ mà thôi. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là học được các kỹ năng cần thiết.
"Nếu có thời gian trò chuyện với các CEO vĩ đại, bạn sẽ tìm thấy điều này ở một Mark Zuckerberg thật sự hay bất kỳ một vị CEO tài giỏi nào khác cả trong quá khứ lẫn hiện tại – họ là những cuốn bách khoa toàn thư về cách điều hành một công ty và thật khó để đạt được điều này khi bạn chỉ đang trong độ tuổi 20. Bạn phải dành 10 năm liền để rèn luyện kỹ năng thì mới mong thành công được".
Chúng ta cần quên đi câu nói sáo rỗng rằng: "học cả đời là điều tốt" và nghĩ sâu hơn về tổng lượng thời gian tối thiểu mà một người bình thường nên làm mỗi ngày để xây dựng một sự nghiệp thành công và bền vững.
Giống như khi được bác sĩ khuyên về lượng vitamin, số bước đi bộ mỗi ngày hay các bài tập thể dục để có được một cơ thể khỏe mạnh, bạn cũng cần phải nghiêm khắc với bản thân trong việc dành tối thiểu bao nhiêu thời gian mỗi ngày để rèn luyện có chủ đích trong một xã hội tràn ngập thông tin như hiện nay.
Tác động dài hạn của việc không học tập cũng khủng khiếp như việc không xây dựng lối sống lành mạnh. CEO của AT&T đã nhấn mạnh điều này rất rõ ràng trong một buổi phỏng vấn với tờ New York Times như sau: những người không dành ít nhất 10 giờ mỗi tuần để học trực tuyến thì "sẽ tự khiến họ lạc hậu với công nghệ".