Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Top 20 quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới không dành cho khách du lịch trong bài viết dưới đây nhé!
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) gần đây đã đưa ra xếp hạng các quốc gia và điểm đến an toàn dành cho du khách và khách du lịch quốc tế trong tổng số 136 quốc gia trên thế giới.
Để đưa ra bảng xếp hạng này, diễn đàn đã đánh giá mức độ rủi ro an toàn, an ninh, các thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy đến như bạo lực và khủng bố.
Trên cơ sở bản báo cáo, chúng tôi muốn gửi tới độc giả 20 nước nguy hiểm nhất dành cho khách du lịch, dựa trên sự an toàn và an ninh. Hãy tiếp tục theo dõi nếu muốn tìm hiểu về những quốc gia nào bạn nên tránh nhé!
Nguồn ảnh: Goran Tomasevic/REUTERS
Lực lượng vũ trang ở Congo, cũng như các nhóm vũ trang và băng cướp khác đang hoạt động ở nhiều nơi trên khắp đất nước này đều rất bạo lực và tàn bạo. Các du khách đã đến với đất nước Congo không còn xa lạ với hình ảnh những chiếc xe tăng thiết giáp, trực thăng quân đội có mặt ở khắp nơi.
Thủ đô Bangkok buổi đêm. Nguồn ảnh: Jorge Silva/Reuters
Các tỉnh Yala, Pattani, Narathiwat và Songkhla nằm ở phía Nam Thái Lan là những nơi tiềm ẩn nguy cơ gặp nguy hiểm cao nhất. Trong 13 năm qua, tại các khu vực này đã có hơn 6.500 người tử vong vì bạo lực. Bên cạnh đó, cũng có một đạo luật có hiệu lực trong khu vực này.
Cờ của quốc gia Jamaica. Nguồn ảnh: Shutterstock
Mặc dù chưa có lời khuyến cáo nào về du lịch dành cho Jamaica nhưng bạo lực và tiếng súng vẫn nổ ra tràn lan ở một số vùng của đất nước, như vịnh Kingston và Montego. Ngay cả khi du khách ở trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng có thể bị ảnh hưởng.
Khu định cư ở Soweto, Nam Phi. Nguồn ảnh: Siphiwe Sibeko / Reuters
Tỷ lệ tội phạm cao ở Nam Phi khiến nhiều người dân địa phương phải thuê nhân viên bảo vệ tư nhân để bảo vệ họ. Hiếp dâm và giết người xảy ra thường xuyên, đặc biệt ở các thị trấn và khu định cư xa xôi.
Phụ nữ diễu hành trong Ngày Quốc tế Loại bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ ở thành phố Guatemala, Guatemala. Nguồn ảnh:Josue Decavele / Reuters
Biên giới giữa Guatemala với Mexico là một trong những vùng nguy hiểm nhất của đất nước do nạn buôn lậu ma túy và buôn bán người thường xuyên. Đất nước này cũng có tỉ lệ giết người cao thứ năm ở châu Mỹ Latinh và Caribê vào năm ngoái. Ngoài ra, còn có các loại tội phạm khác bao gồm cướp ô tô, cướp có vũ trang và trộm cắp.
Trẻ em tị nạn ở Chad. Nguồn ảnh: Associated Press
Các tổ chức khủng bố như IS, Al Qaeda và Boko Haram đều hoạt động tại Chad. Trước kia, các cuộc tấn công của nhóm cực đoan đã nhắm mục tiêu không chỉ dân thường và lực lượng an ninh mà còn cả người nước ngoài nữa.
Các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là biên giới của Chad với Libya và Sudan rất nguy hiểm với các bãi mìn cài sẵn dưới lòng đất.
Lực lượng cảnh sát đứng gần một người mẹ vô gia cư và con của cô ta tại Toà án Hình sự Quốc tế ở Dhaka. Nguồn ảnh: Andrew Biraj / Reuters
Ngoài mối đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố, thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến Bangladesh với nguy cơ thiên tai xảy ra thường xuyên. Các nước châu Á thường phải chịu những cơn lốc nhiệt đới, lũ lụt và đôi khi là động đất.
Một nhân viên quân đội làm việc gần Toà nhà quốc hội ở Bamako. Nguồn ảnh: Joe Penney / Reuters
Nguy cơ diễn ra các vụ tấn công khủng bố ở thủ đô của Mali - Bamako cũng như các vùng khác ở miền bắc và miền trung Mali rất cao. Các khách sạn và nhà hàng thường xuyên là mục tiêu của những cuộc tấn công này. Vào tháng 11 năm 2015, nhiều du khách đã bị bắt làm con tin và bị giết tại khách sạn Radisson ở Bamako.
Nguồn ảnh: Thomson Reuters
Li-băng là quốc gia có nhiều nhóm cực đoan đang hoạt động, chính vì vậy nên các cuộc tấn công khủng bố như đánh bom xảy ra thường xuyên. Nơi đây cũng liên tục xảy ra các cuộc biểu tình và tranh chấp nhỏ giữa các gia đình hoặc các vùng lân cận dẫn đến leo thang và biến thành bạo lực, gây tổn hại cho cả những người ngoài cuộc.
Cậu bé đang nhảy giữa các ngôi mộ trong nghĩa trang công cộng Barangka ở Manila. Nguồn ảnh: Czar Dancel / Reuters
Ngoài các vụ bắn súng gần đây tại Casino Manila, các vụ bắt cóc cũng xảy ra phổ biến ở khắp nơi tại quần đảo Sulu và biển nam Sulu. Trong các vụ bắt cóc đó, người nước ngoài thường là mục tiêu ưa thích của bọn tội phạm.
Các nhân viên cảnh sát đang làm việc gần một nhà hoạt động chính trị phun chữ "Russia - Nga" lên rào cản xung quanh kênh truyền hình Ucraina "Inter", người biểu tình nói rằng có lập trường để chống Ukraina tại Kiev vào năm 2016. Nguồn ảnh: REUTERS / Gleb Garanich
Trận chiến giữa các lực lượng vũ trang Ucraina và những nhóm ly khai có vũ trang được Nga hậu thuẫn diễn ra phổ biến ở cả vùng phía Đông và Đông Nam của Ukraine - cụ thể hơn là khu vực của Donetsk, Luhansk và Crimea. Dân thường tiếp tục bị cuốn vào các cuộc chiến này.
Cư dân trên mái nhà của một ngôi nhà ở Tegucigalpa, Honduras. Nguồn ảnh: Jorge Cabrera / Reuters
Honduras là nơi có tỷ lệ tội phạm giết người cao nhất thế giới. Vùng Gracias a Dios nói riêng đang phải đối mặt với tình hình tội phạm, buôn lậu ma túy và thiếu sự hiện diện của cảnh sát cũng như quân đội tại các nơi này.
Tegucigalpa, San Pedro Sula và La Ceiba là các khu vực nguy hiểm; trong 7 năm qua, 70% số vụ giết người là công dân Hoa Kỳ đều xảy ra tại các quận này.
Người đàn ông đứng trên ngọn đồi ngắm nhìn Korogocho ở Nairobi. Nguồn ảnh: Thomson Reuters
Trong khi nhiều cuộc tấn công khủng bố xảy ra bên ngoài Nairobi, mối đe dọa khủng bố bên trong thành phố cũng không hề thấp. Các vụ tấn công bằng lựu đạn, súng cũng như dao là những hình thức tấn công phổ biến tại đây.
Một cậu bé ở phía trước của Tòa nhà Quốc hội ở Cairo. Nguồn ảnh: Thomson Reuters
Tổ chức IS và các nhóm cực đoan khác đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với các địa điểm công cộng trên khắp đất nước Ai Cập, trong số đó có các điểm du lịch. Các nhóm cũng được biết đến với việc tấn công các mục tiêu vận tải bằng nhiều hình thức khác nhau.
Một hàng dài đứng chờ trước hiệu thuốc để mua những món hàng hóa cơ bản tại Caracas vào năm 2016. Nguồn ảnh: REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Sự thiếu hụt những hàng hoá cơ bản như nước, thực phẩm, thuốc men và điện đã dẫn đến nhiều bất ổn xã hội và tội phạm ở khắp nơi Venezuela. Đây cũng là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm cao nhất trên thế giới: cướp có vũ trang, giết người, bắt cóc và cướp tài sản là các hình thức bạo lực phổ biến ở quốc gia này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có nhiều cảnh báo cho khách du lịch khi đến Venezuela.
Phụ nữ Nigeria đang đợi để bỏ phiếu tại điểm bỏ phiếu ở Daura vào năm 2015. Nguồn ảnh: Associated Press/Ben Curtis
Hai nhóm cực đoan, Boko Haram hay Nhà nước Hồi giáo Tây Phi, chịu trách nhiệm về nhiều vụ bạo lực diễn ra ở Nigeria. Chúng thường nhắm mục tiêu vào các khu vực đông dân như các nhà thờ, trường học, nhà hàng, khách sạn và các địa điểm giải trí.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng du khách "Nên cảnh giác những nơi tụ tập đông người và các địa điểm thường xuyên của người nước ngoài" và "Hãy thận trọng trên khắp lãnh thổ Nigeria do sự đe dọa từ các hình thức bạo lực mù quáng có thể xảy ra".
Một cửa hàng trưng bày hình ảnh của những người đàn ông bị giết chết trong vụ nổ bom tự sát. Nguồn ảnh: Reuters / Akhtar Soomro
Mâu thuẫn tôn giáo đã gây cản trở Pakistan trong nhiều năm, tình trạng bạo lực đối với một số nhóm tôn giáo nhất định vẫn còn xảy ra phổ biến trong cả nước. Chính phủ Pakistan cũng hạn chế nhiều quyền tự do ngôn luận và cấm người nước ngoài đi vào nhiều địa điểm trong cả nước.
Một sĩ quan cảnh sát tại hện trường vụ án tại Soyapango ở ngoại ô San Salvador vào năm 2015. Nguồn ảnh: Jose Cabezas / Reuters
Ngoài việc là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm giết người cao nhất thế giới, El Salvador còn được biết đến với nhiều băng nhóm tội phạm - được gọi là maras. Các băng nhóm này làm mọi thứ từ tống tiền đến buôn lậu vũ khí và buôn lậu ma túy.
Cậu bé đang đi bộ tại ngôi nhà bị hư hỏng do cuộc không kích Saudi dẫn đầu ở thủ đô Yemen, Sanaa. Nguồn ảnh: Thomson Reuters
Các nhóm nổi dậy có trụ sở tại thủ đô Sanya của Yemen tiếp tục nhắm mục tiêu vào các công dân Hoa Kỳ. Các nhóm cực đoan như Al Qaeda cũng hoạt động mạnh tại quốc gia này. Nhiều vụ đánh bom, không kích khiến cho phần lớn dân số của Yemen thiếu đi những nhu yếu phẩm cần thiết như thực phẩm, nước và trợ giúp y tế.
Bogota, Colombia. Nguồn ảnh: posztos/Shutterstock
Trước đây, Colombia không phải là nước nguy hiểm như hiện nay. Thành phố Medellín năm ngoái còn được lựa chọn là điểm đến tốt nhất Nam Mỹ do Giải thưởng Du lịch Thế giới bình chọn. Tuy nhiên, du khách nước ngoài đến du lịch đất nước này vẫn còn đặt ra khá nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Bacrim - các băng nhóm có vũ trang chịu trách nhiệm về các vụ bắt cóc, buôn bán ma túy và cướp bóc xảy ra trên khắp đất nước Colombia. Bên cạnh đó, các hành động khủng bố, các vụ nổ xảy ra phổ biến ở nhiều thành phố lớn như thành phố Bogota.
Xem thêm: Kinh nghiệm tiết kiệm tiền hiệu quả khi đi du lịch
Chúc các bạn vui vẻ!