***
Trong những năm tháng chưa có máy nhắn tin và điện thoại di động, hầu hết những phụ nữ đang yêu về nhà chờ đợi điên thoại của người yêu.
Khi mới vừa yêu nhau, họ cứ chờ đợi bên chiếc điện thoại, không biết anh ấy có gọi đến hay không. Khi chuông điện thoại reo, tim cô ấy rộn rang loạn nhịp. Nếu không phải điện thoại của anh ấy, cô gái sẽ gọi người nhà đến nghe điện thoại trong sự thất vọng, rồi nài nỉ mọi người có gì thì nói nhanh nhanh lên để nếu anh ấy có gọi đến cũng sẽ không bị nghẽn mạch.
Cuối cùng anh ấy cũng gọi điện đến! Ngay lập tức cô gái nghe điện thoại với môt giọng điệu thật dịu dàng và cố gắng che giấu cảm giác lúc chờ đợi, không để anh ấy biết rằng cô đã hồi hộp chờ đợi điện thoại của anh ấy đến mức nào.
Những lúc cãi nhau, tâm trạng thật nặng nề, cô gái cũng ngồi chờ bên chiếc điện thoại, chờ đợi anh ấy gọi đến, mong chờ nghe một lời xin lỗi của anh ấy. Nếu cả ngày không hề nghe tiếng chuông điện thoại, cô ấy sẽ nghi ngờ, hay điện thoại có vấn đề gì rồi, và cứ thế liên tục nhấc điện thoại lên thử tín hiệu. Nếu thử rồi mà vẫn không khẳng định chắc chắn, cô ấy sẽ nhờ bạn bè gọi điện đến thử xem có vấn đề gì không.
Sau khi chắc chắn rằng điện thoại không bị hỏng, chẳng qua là anh ấy không gọi đến, cô gái sẽ càng nghĩ càng thấy giận, chỉ muốn đập tan cái điện thoại cho xong. Nếu có tiếng chuông điện thoại, biết rằng anh ấy gọi đến, tim cô ấy lại đập rộn ràng, nhưng vẫn đếm đúng 10 giây rồi mới vui vẻ nhấc điện thoại. Làm sao có thể để cho anh ấy biết rằng, cô đã luôn chờ đợi bên chiếc điện thoại chứ?
Khi căm hận anh ấy, cô gái cũng chờ đợi bên chiếc điện thoại. Nhưng khi chuông điện thoại reo, cô lại mặc kệ nó, không muốn nhấc điện thoại, mãi cho đến khi tiếng chuông điện thoại tắt, rồi lại reo lên, rồi lại tắt. Cô rơi nước mắt, cô muốn để anh ấy cảm thấy thất vọng, và bản than cô cũng đau khổ biết bao.
Trước khi ngủ, cô để điện thoại bên cạnh mình, chờ đợi anh ấy gọi đến hỏi “Em vẫn chưa ngủ sao?”