6 đặc điểm điển hình của người quân tử theo Khổng Tử

Posted: Thứ Bảy, Ngày 27-05-2017, : 925.

Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, nổi tiếng với các bài giảng, lời dạy và triết lý có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng Khổng Tử là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời).

Triết học của Khổng Tử nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".


                        6 đặc điểm điển hình của người quân tử theo Khổng Tử
                     0

Dưới đây là 6 khía cạnh mà Khổng Tử nêu ra khi nói đến một người quân tử.

1. Trí Tuệ

Người quân tử trước sau đều giữ mình, không lay động, lòng dạ quang minh chính đại, rộng rãi, sáng sủa, khoan dung, không thù hận người khác và sống lạc quan tươi vui. Kẻ luôn suy tư lo nghĩ, suy tính thiệt hơn, mặt mày ủ rủ, luôn cảm thấy xã hội bất công và trong lòng luôn tính toán thiệt hơn với người khác thì không xứng làm người quân tử.

2. Kết giao với bạn bè

Trong mối quan hệ với bạn bè, người quân tử luôn ngay thẳng, chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người, hòa nhập và không có sự khinh miệt. Trái lại, kẻ tiểu nhân luôn so đo lợi – hại, toan tính cá nhân, chỉ muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng, mục đích hoặc được lợi cho mình mà hiếm khi thẳng thắn thật sự.


                        6 đặc điểm điển hình của người quân tử theo Khổng Tử
                     1

3. Tiêu chuẩn hành động

Khi gặp một vấn đề hay cần quyết định điều gì đó, người quân tử luôn sử dụng tiêu chuẩn "đạo nghĩa" để cân nhắc và đưa ra lựa chọn, không bao giờ đặt lợi ích cá nhân của mình lên trước. Trái với quân tử, ngụy quân tử khi gặp khó khăn cực điểm thì bắt đầu thoái lui, chỉ làm những việc có lợi cho mình và ít khi nghĩ đến cho người khác.

4. Lời nói và hành vi

Người quân tử luôn có sự đồng nhất giữa lời nói và hành động, luôn có lập trường của bản thân nhưng vẫn lắng nghe ý kiến của người khác. Trái lại, kẻ tiểu nhân thích vào hùa theo những người xung quanh nhưng trong lòng lại phật ý, ít khi nói là làm và thường nói một đằng làm một nẻo.


                        6 đặc điểm điển hình của người quân tử theo Khổng Tử
                     2

5. Khí chất

Người quân tử dù làm nhiều việc tốt, hiểu biết sâu rộng, tấm lòng bao dung nhưng ít khi kiêu căng, ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân công trạng ít, hay công kích mọi người nhưng lại thích phô diễn tài năng ra bên ngoài, tự phụ, tự kiêu và không mấy khi công nhận thành tích của người khác.

6. Chí hướng

Người quân tử có chí hướng, hoài bão, luôn nhìn về phía trước, thẳng thắn nhận sai lầm, rút ra bài học và hoàn thiện bản thân. Kẻ chỉ biết lao vào những dục vọng, ham muốn tầm thường, khi nhìn thấy người khác đạt được điều gì đó thì ghen tức và tìm cách hãm hại chẳng xứng được gọi là quân tử.

 

 



NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"


Có Thể Bạn Thích

Oán hận người khác, thực ra là cầm tù chính mình
Những câu nói hài hước về tình yêu vui tươi dí dỏm
Năn nỉ đấy, thích anh nhé
Tình yêu và sự cuồng si
Tình yêu chưa bao giờ rời bỏ và mất đi
“Bí kíp” giúp bạn chinh phục nàng ngay trong lần hẹn hò đầu tiên
Mất Mặt Với Hàng Xóm Vì Vợ Làm Ầm Ĩ
Nhà có điều kiện
Sống thật đi - Đừng mãi chìm đắm vào mạng ảo
Con Gái, Đừng Cho Rằng Tình Yêu Là Tất Cả…
Không Yêu Nhưng Vẫn Ghen...
Vova đánh bạn.
Ai nuôi?
Bí quyết thả thính khiến “cá” 100% “cắn câu”
Những câu nói cảm ơn hay nhất dành cho người bạn thân đã giúp đỡ mình mỗi khi hoạn nạn
Những lời chúc Valentine hay tặng người yêu ý nghĩa nhất 2016
3 "món" Con Gái Cần Học Trước Khi Lấy Chồng
Số phận an bài
Em yêu anh, là em yêu anh
Rượt đuổi thời đại

Trang Mọi Người Quan Tâm


Chat Chat với chúng tôi