Gần 50 hố vuông là tàn tích của một kiểu nhà cổ vừa được khai quật tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đang gây tò mò giới khảo cổ học nước này.
Theo đó, các nhà khoa học khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện gần 50 hố vuông kỳ lạ ngay trên vùng đồng bằng sông An Ninh, tỉnh Tứ Xuyên.
Khi tiến hành khai quật hệ thống các hố vuông, các chuyên gia nhận định, các hố vuông này có thể là hố nền để xây dựng nhà ở ước tính hơn khoảng 1.800 năm trước khi thành lập triều đại nhà Tần (năm 221-206 trước Công nguyên).
Chen Wei, một nhà khảo cổ học hàng đầu thuộc Viện Khảo Cổ học Tứ Xuyên cho rằng, để thực hiện công tác khai quật này, đã có sự tham gia hỗ trợ khai quật của Viện Khảo Cổ học Tứ Xuyên, Bảo tàng Autonomous Prefecture và Chi Cục Văn hóa Liangshan Yi.
Ước tính có gần 50 hố vuông được phát hiện, chiều dài các khối ô này trung bình dao động từ 2,8 - 3,5m và độ sâu các hố từ 0,15 - 0,6m. Giới khảo cổ Trung Quốc nhận định, các hố vuông này có thể là hố nền để xây dựng cho một kiểu nhà cổ thời đó có tên là kiểu nhà semi-crypt, một kiểu nhà từng được phát hiện hoàn chỉnh được khai quật trên sông An Ninh trước đó.
Không riêng gì gần 50 hố vuông này mà trước đó, tại vùng sông An Ninh, giới khảo cổ cũng đã phát hiện hơn 2.000 mét vuông nghĩa địa cổ bao gồm các ngôi mộ dạng hố thẳng đứng, làm từ đá...
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn nhận định rằng, vùng đồng bằng sông An Ninh với khu vực Panzhihua (Phàn Chi Hoa) có thể là một trong hai khu định cư của cư dân cổ đặc thù trước khi thời Tần được thành lập tìm thấy ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.