Ngụy Hi – Người được xưng là một trong ba nhà văn hàng đầu của triều đại nhà Thanh từng đã nói rằng: “Ta không hiểu biết như thế nào là làm nên bậc quân tử, nhưng nhìn vào cách bằng lòng chịu thiệt của họ trong mỗi sự việc là biết. Ta không hiểu biết như thế nào làm nên kẻ tiểu nhân, nhưng chỉ cần nhìn vào họ giành được tiện nghi tốt trong mỗi mọi việc là biết”.
Suy ngẫm tỉ mỉ, vậy việc này thực sự là việc như thế nào. Có thể chịu thiệt, thật sự không phải là một việc dễ dàng, cần phải có tâm độ lượng rộng rãi của bao dung nhẫn nhịn. Cam tâm tình nguyện chịu thiệt, đại diện cho khoan dung đại độ, coi trọng tính nhẫn nhục, năng khuất năng thân – Co được duỗi được cho phải lẽ sống, đấy thật chính là một quân tử. Thảo nào người xưa biết dùng “có thể chịu thiệt hay không chịu thiệt” làm tiêu chuẩn đầu tiên để phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Thời xưa, có một vị thượng thư tên Lâm Thoái Trai, ông ta phúc đức rất nhiều, con cháu đầy nhà. Lúc ông ta lâm chung, cháu con quỳ gối trước mặt ông thỉnh xin lời giáo thị trăn trối để lại. Lâm Thoái Trai nói: “Ta không có lời nào khác, các con chỉ cần học chịu thiệt là được rồi”. Những bậc trưởng bối cao tuổi Trung Quốc cũng thường nói, “chịu thiệt là phúc”. Bởi vì các bậc trưởng bối ấy biết rằng con người trên thế gian “Phúc Lộc Thọ” đều là phải dùng đức mà đổi lấy, và chịu thiệt thì có thể tích đức. Từ nghìn xưa đến nay rất nhiều những anh hùng đều là bởi vì có khả năng nhẫn nhục và chịu thiệt đã làm nên đại sự, nổi danh nhất của nhẫn nhục chính là Hàn Tín đã có thể nhẫn nhịn chịu nhục chui háng, có thể nói rằng là đã chịu nhục đến cực điểm, bởi thế sau này Hàn Tín đăng đàn bái tướng, được Lưu Bang phong làm Tam Tề Vương.
Ngược lại, nếu mà luôn khiến người khác phải chịu thiệt, và nhẫn nhịn chịu nhục, thế thì cá nhân ấy chính là phải chịu mất đức rồi đấy, đã là việc xấu lại phóng đại làm cho lớn chuyện vẫn còn phải bị trời trách phạt, thật là cái được chẳng bõ cái mất.
(ST)