Dạy con chưa bao giờ là một việc dễ dàng với những bậc cha mẹ, dạy dỗ con làm sao để có thể nên người thành một người có ích cho xã hội luôn làm cho bố mẹ Việt phải đau đầu suy nghĩ. Nhiều bố mẹ còn lúng túng không biết xử lý như thế nào khi con cái không nghe lời, nhõng nhẽo, thay vì dạy cho con hiểu thì họ lại quát mắng, thậm chí chiều theo ý muốn của con, theo thời gian những thói quen hư hỏng đi và trong nhận thức của trẻ, khiến trẻ trở nên không nghe lời và không sợ trước những lời đe của cha mẹ.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được ở đa số các cha mẹ quá yêu con nhưng lại không biết thể hiện đúng cách. Có thể thấy rất nhiều các bậc phụ huynh rơi vào những tình huống bị động khi giáo dục con trẻ, dù đã cố gắng cho con những tình yêu thương từ gia đình nhưng những gì họ nhận lại từ tình cảm của các con lại vô cùng ít. Tại sao bố mẹ càng chăm lo, đáp ứng các nhu cầu của con, mà các con lại không hiểu các bậc cha mẹ, thậm chí còn làm họ đau khổ?
Ngày nay cha mẹ và con cái ngày càng có khoảng cách, bố mẹ thì không hiểu con và ngược lại các con cũng không thể hiểu được nỗi lòng của cha mẹ? Có lẽ nguyên nhân xuất phát từ việc các bậc cha mẹ và con cái không cho nhau cơ hội để thấu hiểu lẫn nhau. Với cuộc sống ngày càng phát triển, không còn những vất vả như thời xưa chính vì thế cha mẹ ra sức bảo vệ, che chở cho con, bù đắp hầu hết những nhu cầu của con đề ra để con không còn thiếu thốn như thời của mình. Những đứa con lớn lên trong sự bao bọc của cha mẹ cũng có những ưu điểm như phát triển trí thông minh, sự tự tin và tự tôn cao hơn những đứa trẻ không được bao bọc, nhưng cũng chính những sự bao bọc kỹ càng đó cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
Nhiều bậc cha mẹ luôn "đặt mình vào vị trí của con" và chỉ biết đáp ứng mọi nhu cầu của con. Cách thể hiện tình yêu của mình với con cũng bằng cách cho thật nhiều, con thích gì mua cho con, cho con thật nhiều tiền, nhiều đồ chơi. Thể hiện rằng cứ cho càng nhiều thì tình yêu thương càng lớn.
Những hành động này của họ đã vô hình dung đang làm hư con cái, làm cho các con chỉ biết nhận, không biết san sẻ, khiến cho các con nghĩ rằng tất cả mọi thứ trên đời này đều có một cách dễ dàng nếu các con muốn. Các bậc cha mẹ đã không cho con cơ hội được hiểu cha mẹ, hiểu được sự vất vả, khó nhọc, không có cơ hội để bồi đắp lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ và xã hội.
Để có thể yêu thương và hiểu con một cách đúng đắn nhất các nhà khoa học khuyên các bậc phụ huynh nên bước vào thế giới nội tâm của con, làm bạn với con và tâm sự với con để cha mẹ và con cái có thể hiểu được nhau, hiểu những mong muốn thực sự của con mình, giúp cha mẹ và con cái có thể thấu hiểu được nhau nhiều hơn
Có thể thấy ở những gia đình thời xưa với 4-5 người con thì tình yêu thương của cha mẹ sẽ bị san sẻ ra nhất nhiều. Còn đối với những gia đình như hiện nay chỉ có từ 1-2 người con chính vì thế tất cả tình yêu thương sẽ dành hết vào chúng và cũng là niềm hy vọng duy nhất, tương lai duy nhất của cả gia đình.
Các bậc cha mẹ đã trải qua 2 thời kỳ nghèo khổ và sung túc, khi ở thời bao cấp cha mẹ muốn chiều chuộng con nhưng điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, ăn uống, vui chơi còn đang nhiều thiếu thốn chính vì thế ở thời hiện đại họ không muốn cho con của mình phải chịu đựng những nỗi vất vả như họ đã trải qua nên họ ra sức bù đắp cho con đầy đủ.
Thủa nhỏ không được đáp ứng những gì mình mong muốn, nên bây giờ họ lại cố gắng làm và đáp ứng đầy đủ cho những đứa con của mình. Không riêng ở bất cứ gia đình nào dù là giàu có hay nghèo khó thì họ vẫn cố gắng "thắt lưng buộc bụng" để cho con có một cuộc sống no đủ nhất.
Trong suy nghĩ của cha mẹ, sự bù đắp cho con bây giờ chính là bù đắp lại những tháng ngày thiếu thốn vất vả của họ, cũng giúp họ được an ủi phần nào về một tuổi thơ nhiều khốn khó, nhưng chính những sự bù đắp thái quá ấy lại là những con dao 2 lưỡi khiến cha mẹ làm hại con.
Erich Fromm, nhà tâm lý học Mỹ từng nói một câu như sau: Yêu là một môn nghệ thuật, chúng ta cần phải học tập thì mới nắm bắt được nó. Chính vì thế mỗi người cha người mẹ đều phải thông qua một quá trình tìm tòi và nỗ lực mới hiểu được thế nào là yêu.