Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình

Posted: Chủ Nhật, Ngày 28-05-2017, : 1441.

Gia đình chính là những người luôn bên cạnh yêu thương, chấp nhận, ủng hộ và giúp đỡ chúng ta vô điều kiện. Nhưng thật đáng tiếc thay, nhiều gia đình hiện nay đang dần đánh mất đi những điều tốt đẹp này chỉ vì những hành động của thành viên trong gia đình, vô tình phá vỡ sự hòa hợp trong một gia đình. Hiểu rõ nguyên nhân chính là bước đầu tiên trong việc tìm ra cách giải quyết vấn đề và giúp cho chúng ta có được một gia đình hạnh phúc. Dưới đây là 6 hành động sai lầm phá hủy mối quan hệ gia đình mà chúng ta cần tránh càng nhanh càng tốt:

1. Những lời phê bình và xúc phạm

Chúng ta luôn tìm kiếm sự động viên, hỗ trợ từ gia đình, thế nhưng đôi khi có những lời nói gây tổn thương, chỉ trích dành cho người thân của mình. Lời nói có sức mạnh rất lớn, thậm chí trong một số hoàn cảnh, chúng có sức mạnh bằng cả thế giới. Khi những câu nói không hay đến từ thành viên trong gia đình có thể làm cho họ cảm thấy tổn thương. Bởi gia đình chính là nguồn động viên và hỗ trợ chúng ta, những lời nói tiêu cực đương nhiên sẽ làm hỏng các mối quan hệ gia đình. Một số thành viên trong gia đình nói ra những suy nghĩ của họ và cho rằng đó chỉ là vô thức, không làm tổn thương người khác. Tuy nhiên, sự thật những lời đó khiến người khác đau lòng cho dù là vô tình hay cố ý. Khi các thành viên gia đình phê bình, chỉ trích lẫn nhau, vô tình tạo ra khoảng cách giữa họ và phải tốn rất nhiều thời gian cũng như những cuộc trò chuyện, tâm sự để hiểu nhau hơn mới có thể xóa đi khoảng cách đó.


                        Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
                     0

Khi nói ra càng nhiều lời tiêu cực thì khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình càng lớn, thậm chí không thể hàn gắn được. Bất kỳ mâu thuẫn nào cũng có thể được giải quyết bằng lời xin lỗi và sự thứ tha nhưng nỗi đau trong lòng vẫn còn mãi sau đó. Vì vậy, hãy cẩn thận với lời nói của bạn. Luôn nhớ rằng gia đình chính là sự ủng hộ lớn nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Khi nói điều không hay với các thành viên trong gia đình, nghĩa là tự bạn đang đánh mất sự ủng hộ lớn nhất đó. Hãy ghi nhớ câu này trước khi mở lời trò chuyện với mọi người trong gia đình "Nếu không thể nói điều gì tốt đẹp thì tốt nhất đừng nói gì cả".

Trong gia đình, nếu có thành viên không biết cách dùng những từ ngữ đúng đắn, phù hợp thì bạn phải làm gương và giải quyết vấn đề đó ngay. Luôn nói những điều tốt đẹp để động viên, cổ vũ tinh thần mọi người trong gia đình. Bởi làm như vậy, sẽ khiến mọi người trong gia đình muốn đến gần bạn hơn. Tất nhiên không ai muốn ở bên cạnh người luôn khiến họ cảm thấy "tự ti" về bản thân của mình phải không? Hãy giúp các thành viên trong gia đình tìm kiếm những điểm tích cực ở mỗi người để học tập.

2. Buôn chuyện

Buôn chuyện cũng rất nguy hiểm. Chúng ta thường có thói quen nói xấu sau lưng về người khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn một cách nhất thời nhưng cuối cùng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn giữa chúng ta và thành viên đó. Nếu có xung đột hoặc gặp sự cố với thành viên nào đó trong gia đình thì hãy gặp mặt và giải quyết trực tiếp với họ. Ngoài ra, không nhất thiết phải thông báo cho cả gia đình về vấn đề đó bởi điều này khiến các thành viên gia đình lựa chọn giữa hai "phe" – bạn và thành viên kia.


                        Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
                     1

Trong một gia đình mà có hai "phe" nghĩa là nội bộ gia đình đang bị chia rẽ. Thay vào đó, hãy một mình tìm đến thành viên mà bạn có mâu thuẫn để cùng nhau thảo luận, hòa giải các mâu thuẫn. Tuy nhiên, mọi việc sẽ chẳng đi đến đâu nếu bạn cứ cứng đầu và khăng khăng không nhận lỗi.

Hãy giúp họ nhìn thấy các khía cạnh của vấn đề khi đứng từ góc nhìn của bạn. Như vậy, họ sẽ niềm nở hàn gắn mối quan hệ và muốn sửa chữa lỗi lầm hơn. Hơn thế, cũng đừng bao giờ nói xấu về các thành viên trong gia đình. Khi thấy họ gặp phải những chuyện không liên quan đến bạn, thì bạn không nên đi buôn chuyện sau lưng họ. Luôn nhớ rằng: "Không phải chuyện của mình, thì đừng dính líu vào chuyện rắc rối lộn xộn của người khác".

3. Thiếu sự gắn kết

Một bài viết trên mục Ask Amy được đăng trực tuyến cho thấy rằng rõ rằng chúng ta cần xét đến sự gắn kết trong gia đình. Đây là lời khuyên cực kì hợp lý từ Amy Dickinson trên tờ báo Chicago Tribute:


                        Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
                     2

Sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau là điều cần thiết để tạo nên sự đoàn kết. Bạn có thể kết nối các thành viên gia đình lại với nhau thông qua các buổi họp mặt gia đình. Thậm chí, dù bạn thừa biết họ sẽ từ chối tham gia nhưng cứ ngỏ ý mời họ. Bởi thường thì bầu không khí gượng gạo trong gia đình là do không mời mọc và không tham gia các cuộc họp mặt gia đình. Vì vậy, bạn nên mời các thành viên tham gia buổi họp mặt hoặc các bữa tiệc gia đình, còn việc có tham gia vào hay không là việc của họ. Điều quan trọng nhất ở đây là đó họ được mời tham gia. Nếu thực sự muốn thắt chặt sự gắn kết quan hệ trong gia đình và tình thân giữa các thành viên, thì hãy đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình có mặt đầy đủ tại các buổi tụ họp của gia đình. Bất kì lý do gì từ chối tham gia đều không thể chấp nhận được, vì như vậy sẽ tạo ra cảm giác khó gần giữa các thành viên trong gia đình.

4. Sự giả dối

Sự giả dối có thể phá hoại hạnh phúc của một gia đình. Sự thật luôn được coi trọng. Đôi khi chúng ta có thể mất vài năm hoặc thậm chí là cả một thế hệ mới phát hiện ra được lời nói dối, nhưng hãy nhớ rằng "kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra". Nếu bạn không thể thành thật với gia đình của mình thì bạn có thể thành thật với ai được chứ?


                        Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
                     3

Hơn nữa, lời nói dối còn có thể dẫn đến sự tan vỡ trong một gia đình. Sự tan vỡ này xuất phát từ chính niềm tin bị đánh mất. Nếu bạn nói dối càng nhiều thì niềm tin sẽ vơi cạn dần. Có những lời nói dối, ví dụ như che giấu việc có con riêng từ một cuộc tình chẳng hạn, sẽ gây mất niềm tin ở các thành viên trong gia đình và để lại nỗi đau cho thế hệ sau.

Hành động sai trái không chỉ để lại hậu quả cho riêng bạn, mà còn cho cả gia đình bạn và thậm chí thế hệ mai sau nữa. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên thừa nhận sai lầm của bản thân và cố gắng sửa sai, hơn là nói dối và bao biện cho sự dối trá ấy. Đừng để lời nói dối trở thành "gánh nặng" cho bạn. Hãy cởi mở và thành thật với gia đình. Nếu gây tổn thương cho các thành viên trong gia đình, bạn cần phải xin lỗi và nỗ lực sửa sai, vì hạnh phúc của cả gia đình. Cố gắng che giấu sự thật chỉ khiến gia đình bạn tổn thương thêm mà thôi.

5. Không chấp nhận sự khác biệt

Trẻ em lớn lên dưới một mái nhà cùng cha mẹ, cùng kỷ luật và cùng sự dạy dỗ nhưng khi lớn lên, có thể sẽ hoàn toàn khác với anh chị em ruột của họ. Bạn có sự khác biệt và có quyền được khác biệt. Không phải chỉ vì bạn là thành viên trong gia đình mà có cùng quan điểm chính trị hoặc thậm chí cùng tôn giáo.


                        Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
                     4

Mọi người lớn lên, có cách nuôi dạy con cái và cách sống khác nhau, đó không phải là việc mà các thành viên trong gia đình có thể phán xét, bình luận. Tình yêu và sự chấp nhận bắt nguồn từ gia đình. Nếu bạn không nhận được tình yêu cũng như sự chấp nhận từ người thân thì có lẽ bạn chưa có một gia đình thật sự.

Nếu có định kiến về sự khác biệt và tạo ra sự xung đột gia đình vì chính sự khác biệt ấy thì kết cục nhận được sẽ là sự tan vỡ mối quan hệ trong gia đình. Chấp nhận một người vì chính con người họ (bất kể họ như thế nào, đến từ đâu) chính là phương thức cuối cùng của tình yêu.

6. Không xin lỗi và không tha thứ

Lời xin lỗi và sự tha thứ là "chất kết dính" các thành viên trong gia đình lại với nhau. Không ai là hoàn hảo cả. Tại một số thời điểm, bạn có thể sẽ làm tổn thương một thành viên trong gia đình. Đó là lúc bạn nên nói lời xin lỗi, những lời nói nhẹ nhàng có thể chữa lành vết thương và giúp tình thân trong gia đình bền chặt hơn. Khi xin lỗi một thành viên trong gia đình, bạn muốn họ biết rằng họ rất quan trọng và không muốn có những tình cảm tiêu cực giữa bạn và họ.


                        Làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình
                     5

Khi bạn không xin lỗi thành viên đó trong gia đình, nghĩa là bạn đang nói với họ rằng họ không quan trọng hoặc tình cảm của họ chẳng là gì đối với bạn. Không thể xin lỗi người khác là khiếm khuyết trong nhân cách của bạn. Hãy trưởng thành hơn và xin lỗi khi bạn làm điều gì không phải, cho dù là vô tình hay cố ý. Điều quan trọng là bạn đã xin lỗi và giải thích rõ mọi việc, tuyệt đối đừng làm cho ai đó cảm thấy bị đối xử bất công.

Khi chấp nhận lời xin lỗi, hãy là người tha thứ "duyên dáng", bởi mỗi thành viên trong gia đình luôn cần có nhau. Không nên giữ mối hận thù, vì hận thù sẽ là gánh nặng cho chính bạn và gây tổn thương đến gia đình. Hãy tha thứ và thể hiện bằng hành động chân thành chứ không phải lời nói suông. Ví dụ, nếu bạn quên mời một thành viên gia đình đến chung vui tại bữa tiệc sinh nhật thì nên xin sự tha thứ từ họ và đưa ra một đề nghị gì đó để bù đắp cho thành viên đó như mời anh ấy hoặc cô ấy đi ăn trưa. "Hành động có sức mạnh hơn lời nói", vì vậy hãy cho họ thấy sự chân thành trong lời xin lỗi của bạn nhé!

 

 



NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"


Có Thể Bạn Thích

Ông nào?
Câu Nói Hay Về Niềm Lạc Quan Trong Cuộc Sống Bạn Phải Ghi Nhớ
Trạng Quỳnh: Mẹo trẩy kinh
CHUYỆN RẤT ĐÁNG SUY NGẪM: TÂM SỰ TUỔI GIÀ
Tôi đã thất bại
Vọng cổ Bia
Không yêu em thì đừng nhớ về em
Cám dỗ là mây mờ che phủ lí trí
Tặng cậu một góc trái tim
Khúc nhạc trong tôi
Tin nhắn chúc ngủ ngon vui nhộn hài hước nhất
Những con chim trong lồng
9 lời khuyên tệ nhất mà sinh viên mới ra trường không nên nghe theo
Những câu danh ngôn hay về cuộc sống của người nổi tiếng bằng tiếng anh
Tuyệt chiêu "đặc trị" trẻ biếng ăn của các bà mẹ Anh
Cách trả lời email công việc cho sếp trong kỳ nghỉ một cách khôn ngoan
Ở BÊN EM
Coffee Đắng
Tại sao bạn không nên tranh luận với bất kỳ ai trên Facebook?
Thế bố cháu đang ở đâu?

Trang Mọi Người Quan Tâm