THÓI BẮT NẠT : TỪ TRẺ CON ĐẾN NƯỚC LỚN

Posted: Thứ Năm, Ngày 11-05-2017, : 820.

Một nhà thơ kể rằng: con trai duy nhất của anh học ở cấp trung học cơ sở về tâm sự với ba là nó đã bị bắt nạt suốt cả năm học bởi một nhóm bạn xấu cùng lớp. Đứa trẻ nói với anh rằng sự ngang ngược của bạn xấu đã quá sức chịu đựng của nó. Đứa trẻ hỏi người cha, nó phải tiếp tục nhịn nhục hay phản ứng chống lại.

Người cha đứng trước một câu hỏi khó, vì mọi gia đình có nề nếp văn hoá đều muốn con mình xa lánh kiểu phản ứng bằng bạo lực, nhưng nếu dạy con cúi đầu trước thói bắt nạt thì đứa trẻ sẽ đối diện với nguy cơ đáng sợ là cả đời thành người nhu nhược, hèn nhát không bảo vệ được bản thân và gia đình.

Với cách nhìn nghiêm túc và không hề khiên cưỡng, dư luận trong nước và thế giới cũng đang nhìn Trung Quốc như một đứa bé to xác, hung hăng dở thói bắt nạt những nước láng giềng hiền lành. Một đứa bé bị bắt nạt thì có thể xin chuyển trường, chuyển nơi cư trú, nhưng với những quốc gia có chung Biển Đông đang bị đường lưỡi bò Trung Quốc xâm đoạt thì biết chuyển đi đâu! Ở tầm quốc gia, các nhà hoạch định chính sách ứng phó với kiểu vô pháp vô phương của Trung Quốc có cái lý riêng khi tiếp tục chịu đựng thói bắt nạt của nước lớn.

Nhưng ở góc nhìn công dân phổ quát, không ai có thể chấp nhận đất đảo của ông cha, biển cả của tổ tiên bị kẻ bắt nạt tự tung tự tác áp chế, xâm phạm bằng đủ mọi thủ đoạn, đủ mọi phương tiện. Đã đến lúc mỗi công dân Việt Nam phân tích để nhận thức về thói bắt nạt của Trung Quốc, không phải để tìm kiếm sự cảm thông hay giúp đỡ bên ngoài mà để nhận thức và phản ứng đúng mức trước một hành vi ngang ngược.

Ngay cả cựu biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa Xã cũng công tâm rằng: “... Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng...” Từ phát ngôn của ông Chu Phương, người ta thấy rõ căn bệnh bắt nạt của nước lớn đang ngày càng trở nên nguy hiểm, không chỉ với cộng đồng các dân tộc mà ngay với chính bản thân Trung Quốc.

Bậc thầy của loài người, triết gia Hy Lạp Plato đưa ra một nguyên lý nổi tiếng về sự công bằng: “Phần của ai trả về cho người nấy”. Nhân loại văn minh đều biết rằng ngay trẻ con cũng nhạy cảm với lẽ công bằng, vậy nếu Trung Quốc là một nước lớn mà không nhạy cảm và thực thi trách nhiệm công bằng của nhân loại thì rõ ràng chưa phải là một quốc gia văn minh, nói gì tới nước lớn!

Trở lại với vấn đề: phản ứng khi bị bắt nạt. Mọi gia đình trên thế giới ngày nay không người cha người mẹ nào quay mặt trốn tránh khi con mình bị bắt nạt. Ngay cả người nhỏ tuổi nhất cũng biết để bảo vệ lẽ công bằng và danh dự thì trước tiên phải có những phản ứng đúng mức và đúng lúc.

Ở tầm quốc gia, trước sự xâm lăng, thói bắt nạt của nước lớn, việc bảo vệ danh dự dân tộc và chủ quyền quốc gia là ngọn lửa thiêng xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử.

Nguồn - tác giả: : Sưu Tầm

 

 



NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Cuộc Sống"


Có Thể Bạn Thích

Lợi Ích Của Việc Cai Rượu
Những lời chúc 20-11 hay và ý nghĩa nhất dành cho thầy cô giáo
Những stt hay về tình yêu đẹp ngọt ngào lãng mạn khiến chị em sững sờ và vỡ òa trong cảm xúc
Cậu gọi tắt là thanh xuân của tớ
Các chàng để tình yêu ở đâu
Hẹn Em Trăm Năm Sau Phần 3
Cảm động khi nghe cuộc đối thoại của cặp vợ chồng chạy
Người lớn và hành trình đến với sự cô đơn
Bắt quả tang
Thói quen
Những câu chúc 8-3 hay và ý nghĩa dành cho người yêu ngày quốc tế phụ nữ
Bài học về tội nói dối
Vọng cổ Bia
Ngôi nhà không có mái
Những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam xuất hiện trong phim "Kong: Skull Island"
6 thói quen giúp bạn trở thành "chiến binh" trong cuộc đời
Vô địch thế giới về sự thông minh..
Hàng xóm trả đũa
Tuyệt chiêu biến quần jeans rộng bụng thành vừa in cực đơn giản tại nhà
Hà Nội ơi, có phải là tình yêu…

Trang Mọi Người Quan Tâm