Con người ta thường phải học hỏi suốt cả cuộc đời nhưng vẫn không thể nào biết hết được tất cả mọi thứ, bởi đồng thời chúng ta cũng quên đi rất nhiều những thông tin đã được biết đến. Tại sao lại như vậy?
Chúng tôi quyết định tìm hiểu lý do tại sao điều này lại xảy ra và đã phát hiện ra được những cách thức giúp ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Một phương pháp phổ biến giúp ghi nhớ thông tin nhanh chóng được tạo ra bởi Hermann Ebbinghaus – nhà tâm lý học người Đức.
© pixabay
Não bộ giúp chúng ta tránh bị quá tải với những thông tin vô bổ. Đó chính là lý do tại sao tất cả những dữ liệu mới được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn, chứ không phải bộ nhớ dài hạn. Nếu chúng ta không lặp lại hoặc sử dụng chúng, chúng ta sẽ quên đi một cách nhanh chóng.
Đường cong lãng quên Ebbinghaus
Đường cong lãng quên Ebbinghaus cho thấy chúng ta thường quên đi hơn một nửa những điều vừa học chỉ sau 1 giờ. Và sau một tuần, dường như ta chỉ còn nhớ được 20% mà thôi.
Để ghi nhớ một cách nhanh chóng:
Để ghi nhớ thông tin trong một khoảng thời gian dài:
Để nhớ được thông tin dữ liệu lâu hơn, bạn cần đưa những thông tin này vào bộ nhớ dài hạn. Việc cố gắng học thuộc không mấy hiệu quả trong trường hợp này, bởi bộ não chúng ta không thể hiểu hết dữ liệu một cách nhanh chóng và tạo ra các mối liên kết bền vững. Nếu muốn nhớ điều gì thật lâu, bạn cần kéo dãn khoảng thời gian ghi nhớ từ vài ngày cho đến vài tuần.
© Warner Brothers Television
Ngoài ra, bạn có thể luyện trí nhớ bằng các thẻ ghi nhớ tự làm (như flashcard) hay các ứng dụng chuyên dụng như Anki (Android, iOS) hoặc SuperMemo (Android, iOS).
Xem thêm: 8 mẹo vặt cuộc sống cần ghi nhớ giúp bạn luôn an toàn
Chúc các bạn vui vẻ!