Tư duy phản biện (Critical Thinking, hoặc cũng được biết với tên gọi Critical Skill) là quá trình tư duy có liên quan tới khả năng phán đoán logic và suy luận, sắp xếp thông tin nhằm mục đích giải quyết các vấn đề đó một cách rõ ràng và ngắn gọn. Hiện nay, tư duy phản biện ngày càng đóng vai trò thiết thực cả trong công việc lẫn cuộc sống, chẳng hạn như việc sử dụng kỹ năng này sẽ giúp mỗi người xác định được cái nào cần ưu tiên làm trước để đạt được mục đích hay có góc nhìn đúng đắn hơn đối với mỗi tình huống xảy ra, tránh việc đưa ra các quyết định sai lầm, vội vàng và thiếu cơ sở.
Tư duy phản biện không phải là bàn lùi. Người bàn lùi thường không phải vì mục đích tập thể mà chỉ để thỏa mãn cái tôi cá nhân và khao khát đưa ra ý kiến. Đồng thời, đối với những vấn đề được gợi mở, họ cũng không hề có một cơ sở hay quan điểm chắc chắn nào để bảo vệ chúng cả.
Khả năng quan sát: Nhìn và hiểu, tuy nhiên không đơn giản chỉ nhìn thấy những đặc điểm ở bề ngoài mà phải hiểu sâu về bản chất của sự vật, hiện tượng, vấn đề mà người bình thường khó có thể nhận ra được.
Tò mò và chủ động tìm kiếm câu trả lời: Luôn đặt câu hỏi tại sao trước mọi vấn đề nhưng không phải chỉ hỏi, ngược lại, chủ động tìm lời giải phù hợp nhất cho vấn đề đó.
Luôn nghi ngờ: Không dễ dàng tin vào những lời nói của người lạ và những người bản thân không tin tưởng. Ngược lại, luôn soi xét kỹ vấn đề trước khi ra quyết định.
Có tư duy logic: Có khả năng kết nối, xâu chuỗi các ý lại với nhau để tìm câu trả lời và giải quyết vấn đề.
Khách quan: Phân tích, đánh giá vấn đề dựa trên những dữ kiện tìm thấy chứ không đặt nặng "cái tôi" của bản thân.
Có kỹ năng ra quyết định tốt: Bao gồm cả việc phát hiện vấn đề, nguyên nhân, giải pháp và tổ chức thực thi.
Tư duy phản biện hiện nay rất hữu ích nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, chuyên gia nghiên cứu, nhà khoa học, quản lý, đầu tư chứng khoán, tài chính và bất cứ ai muốn sở hữu kỹ năng này để chủ động và kiểm soát tốt hơn mọi mặt trong cuộc sống. Dưới đây là 18 trang web để bạn rèn luyện khả năng tư duy phản biện mỗi ngày.
1. Lifehacker: Tìm hiểu mọi thứ dưới nhiều góc độ.
2. Library of Congress: Thư viện kiến thức trực tuyến.
3. Boundless: Thư viện sách trực tuyến, miễn phí.
4. Inc.edu: Website hữu ích cho những người khởi nghiệp.
5. Google World Wonders: Khám phá thế giới cổ đại và hiện đại với rất nhiều tài nguyên hữu ích.
6. TED Talks: Học hỏi kiến thức được chia sẻ từ các chuyên gia và xem cách họ trình bày vấn đề để bảo vệ ý kiến của mình.
7. Reddit Lectures: Bộ sưu tập những bài giảng hàng đầu đến từ các chuyên gia, học viện, chính phủ và các nhà lãnh đạo.
8. UReddit: Các khóa học về nghệ thuật, khoa học máy tính, ngôn ngữ, toán học, thống kê và nhiều hơn nữa.
9. Internet Sacred Text Archive: Hàng loạt đầu sách miễn phí về tôn giáo, tín ngưỡng, văn học dân gian, thần thoại, thuật giả kim...
10. MeetUp: Học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ những gì bạn biến và xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh mới.
11. Trivium Education: Nơi bạn học tập để vận dụng các phép tu từ, ngữ pháp và phán đoán logic.
12. HubSpot Academy: Cổng thông tin về marketing, SEO, ván hàng, quảng cáo... cho bất cứ ai quan tâm.
13. University of the People: Tổ chức phi lợi nhuận với các khóa học miễn phí về quản trị kinh doanh, khoa học máy tính và y tế.
14. PBS Video: Các bộ phim tài liệu chuyên sâu, miễn phí.
15. Project Gutenberg: Hơn 50.00 tác phẩm văn học.
16. Pocket: Lưu các bài báo, video và nhiều nội dung giáo dục hữu ích khác để đọc ngoại tuyến.
17. MIT Open Courseware: Các khóa học về chương trình máy tính lý tưởng cho những người mới bắt đầu và người khởi nghiệp.
18. FutureLearn: Các khóa học trực tuyến miễn phí đến từ hơn 40 trường đại học.