Người phỏng vấn thường sử dụng rất nhiều chiến thuật để tìm hiểu tính cách thật của ứng viên trong buổi phỏng vấn mà không phải ai cũng dễ dàng phát hiện được. Đây chính là bí quyết giúp họ tìm ra nhân tài và cách hiệu quả nhất để khoanh vùng các sự lựa chọn.
Trong cuốn sách Hiring for Attitude, tác giả Mark Murphy đã tiết lộ các thủ thuật tâm lý mà các nhà tuyển dụng thường sử dụng trong buổi phỏng vấn và dưới đây là một vài "trò chơi" tiêu biểu.
Các khoảng im lặng trong một cuộc trò chuyện là điều rất bình thường nhưng việc đặt người khác vào một trạng thái căng thẳng - chẳng hạn như buổi phỏng vấn xin việc - kết hợp với không khí không thoải mái rõ ràng là một chiếc lược khôn ngoan của nhà tuyển dụng.
Theo Murphy, khi đối mặt với những khoảng im lặng không thoải mái như vậy, ứng viên thường cố gắng nói thật nhiều để bản thân không cảm thấy bị động cũng như không muốn bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Tuy nhiên, chính những lúc như vậy, tính cách thật của bạn đã bộc lộ theo đúng ý muốn của họ.
Khi hỏi ứng viên những câu hỏi về sếp cũ, nhà tuyển dụng thực sự đang muốn đưa bạn vào "chế độ nói thật" và đây là "đòn" tâm lý thường mang lại hiệu quả rất cao.
Murphy cũng chia sẻ rằng nhà tuyển dụng nhiều khả năng sẽ yêu cầu ứng viên đánh vần tên của sếp cũ (nếu sếp của bạn được ghi trong hồ sơ là người nước ngoài) hoặc hỏi một vài câu liên quan mà chẳng ai ngờ tới. Nếu bắt đầu nhận được những câu hỏi này thì hãy cẩn thận với các câu trả lời của bạn.
Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu kể về khoảng thời gian mà bạn đã từng đối mặt với một tình huống khó khăn nhưng lại không hỏi một cách cụ thể về việc bạn đã làm gì vượt qua nó thì có nghĩa là họ đang cố gắng xem cách bạn đưa ra câu trả lời: liệu rằng bạn là một người thích kể lể (Problem Bringer) hay là người trả lời với trọng tâm tập trung vào cách giải quyết sự việc (Problem Solver)?
Đại từ bạn sử dụng khi trả lời phỏng vấn thực sự rất quan trọng. Chẳng hạn:
Theo Murphy, những ứng viên tự tin, thông minh, nhạy bén thường đưa ra các câu trả lời đi thẳng vào vấn đề (sử dụng thì quá khứ để diễn tả) mà không cần phải phân vân hay suy nghĩ quá nhiều. Ngược lại, những người thiếu tự tin hoặc chưa chuẩn bị kỹ thường phải mất thời gian để nghĩ về những điều cần nói. Họ sẽ tìm cách kéo dài thời gian, chẳng hạn như sử dụng các trạng từ không cần thiết để nhấn mạnh một vài ý mà họ cho rằng chúng quan trọng.
Ngoài ra, những người thiếu tự tin có khả năng khoảng 90% sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực khi đưa ra câu trả lời trong so sánh với những ứng viên còn lại.
Ứng viên xuất sắc thường sử dụng thì thì quá khứ (đã, đã từng...) nhiều hơn 40% so với ứng viên thiếu tự tin. Trong khi, ứng viên thiếu tự tin sử dụng thì hiện tại nhiều hơn 120% và thì tương lai nhiều hơn 70% so với ứng viên xuất sắc.
Chẳng hạn, khi nhà tuyển dụng yêu cầu trình bày về một rắc rối trong quá khứ, một ứng viên xuất sắc sẽ nói: "Tôi đã từng phải đối mặt với một khách hàng gặp vấn đề về máy chủ và điều không may là có thể tôi đã không sửa chữa xong trước thời gian cô ấy yêu cầu", trong khi, một người kém tự tin sẽ nói rằng: "Lúc ấy, tôi sẽ giúp khách hàng đó giữ bình tĩnh bằng cách làm rõ rằng tôi biết nhiều hơn cô ấy nghĩ".
Nếu sử dụng quá nhiều thì tương lai, nhà tuyển dụng có thể sẽ cho rằng bạn là một người chỉ nói mà không làm, thích đưa ra các viễn cảnh và hứa hẹn mà không thực sự hành động.
Thể bị động không tạo được ấn tượng như cách nói chủ động và "thường được sử dụng bởi những người cố gắng thể hiện mình là một người thông minh trước người khác".
Ví dụ: Tôi thường đưa ra các ý tưởng mỗi khi sếp đề xuất dự án mới.
Ví dụ: Các đồng nghiệp thường được chính tôi hướng dẫn cách brainstorm trong phòng họp.
Những người kém tự tin thường sử dụng rất nhiều hai trạng từ này. Chẳng hạn, câu "mọi người trong văn phòng không bao biết những gì họ đang làm và họ luôn luôn cần sự giúp đỡ của tôi" cho thấy bạn đang không thực sự tin tưởng vào khả năng của mình. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đánh giá thực lực của bạn.