Đọc các bài báo, đọc sách tiếng Anh liệu có khó không? Trung bình, với một bài báo đăng trên CNN hay BBC, bạn mất bao nhiêu thời gian để đọc và hiểu được bao nhiêu % thông điệp tác giả muốn truyền tải?
Thực tế là không nhiều người đưa ra được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì thường, họ mất khá nhiều thời gian và "phong độ" đọc cũng lên xuống thất thường. Có bài hiểu được gần như toàn bộ nội dung nhưng có bài thì hoàn toàn chẳng hiểu gì cả.
Ngay cả khi đặt mục tiêu đọc 15 cuốn sách tiếng Anh mỗi tuần thì điều này cũng không giúp bạn giỏi ngoại ngữ hơn trừ khi bạn thực sự hiểu được hầu hết nội dung trong các cuốn đó.
Trong tiếng Anh, việc lĩnh hội những gì được viết ra gọi là kỹ năng đọc hiểu (Reading comprehension) và thực tế, ngay cả người bản địa, không phải ai cũng thành thạo kỹ năng này. Lý do thì rất nhiều, có thể là vốn từ vựng quá ít, đọc không tập trung, bị phân tán bởi các suy nghĩ khác hay nội dung kém hấp dẫn khiến quá trình đọc không diễn ra suôn sẻ.
Có thể bạn được khuyên rằng hãy luyện đọc thật nhiều thì một ngày nào đó, bạn sẽ hiểu hết thôi nhưng thực sự là bạn sẽ khó đạt được điều này nếu như không có một phương pháp phù hợp.
Trước khi bắt đầu mở khóa bí quyết, hãy cùng liên tưởng đến chiếc giàn giáo (Scaffolding).
Khi xây một ngôi nhà, không phải bạn sẽ hoàn thành tất cả mọi thứ cùng một lúc. Những người thợ sẽ phải tạo một kiến trúc tạm thời để giữ cho ngôi nhà được cân bằng và làm nền móng để xây dựng những phần cao hơn. Kiến trúc tạm thời đó được gọi là giàn giáo (Scaffolding).
Giàn giáo cũng là một phương pháp học tập. Ý tưởng ở đây là để thành thạo một kỹ năng thì bạn cần rèn luyện những phần nhỏ hơn mà có thể giúp bạn đạt được kiến thức và kỹ năng đó.
Muốn thành thạo kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh cũng vậy. Để thực sự hiểu điều đang đọc, bạn cần học những kỹ năng khác trước. Bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng đọc nhanh (hoặc đọc chậm), dừng thói quen lựa chọn các đầu sách khó và bắt đầu tìm kiếm những cuốn phù hợp với trình độ hiện tại của mình. Hãy bắt đầu với những cái dễ hơn, nhỏ hơn và đọc với tốc độ chậm hơn, sau đó, mới dần dần tăng độ khó.
Từ bây giờ, hãy ghi nhớ điều này mỗi khi bạn cần cải thiện kỹ năng nghe, nói, viết chứ không đơn giản chỉ là đọc hiểu.
Dưới đây là 8 bước giúp bạn chinh phục kỹ năng đọc – hiểu tiếng Anh nhanh nhất.
Bạn có thể đọc thứ gì đó hài hước mọi lúc, mọi nơi, chẳng hạn như trên xe bus, trên giường hay tại nơi làm việc và bạn có thể thưởng thức cuốn sách thú vị đó.
Tuy nhiên, nếu muốn cải thiện kỹ năng "hiểu" thì bạn cần tập trung và có sự nghiên cứu. Điều này có nghĩa là việc đọc cần được dành một khoảng thời gian đặc biệt: toàn tâm toán ý cho việc đọc, tránh để bị các yếu tố bên ngoài hoặc suy nghĩ phân tán tư tưởng, môi trường đọc yên tĩnh, không có tiếng ồn và các tác động khác.
Áp dụng:
Nếu thực hiện được tất cả những điều này thì bộ não sẽ "hiểu" rằng đó chính là lúc bạn đã sẵn sàng tập trung để đọc.
Khi chọn sách/báo để đọc thì có hai điều bạn cần nhớ đó là: (1) bạn thấy thú vị với nội dung đó và (2) phù hợp với trình độ (level) của bạn.
Tất nhiên, bạn có thể thử thách bản thân mình bằng cách lựa chọn nội dung có độ khó cao hơn một chút so với trình độ hiện tại. Tuy nhiên, đừng quá khó vì bạn sẽ không thể nào lĩnh hội được hoàn toàn ý của tác giả.
Một số trang web trực tuyến giúp bạn lựa chọn được đầu sách phù hợp để đọc:
Muốn hiểu một cuốn sách đòi hỏi bạn phải làm nhiều hơn nữa chứ không đơn giản chỉ là đọc từng chữ.
Trước khi đọc, hãy lướt nhanh qua nội dung (đừng đọc từng từ) và sau khi đọc, cũng làm như vậy, đồng thời tóm tắt những gì bạn có thể nhớ. Bạn có thể viết hoặc nói ra một vài câu có thể mô tả sơ qua nội dung của tài liệu. Bằng cách này, bạn có thể nắm được liệu mình hiểu được bao nhiêu ý của tác giả và vẫn còn điều gì chưa thực sự thông suốt.
Áp dụng:
Một số câu hỏi mẫu mà bạn có thể tự hỏi trước khi đọc:
Một số câu hỏi mẫu mà bạn có thể tự hỏi sau khi đọc:
"Reading. Is. Fun".
Hãy tưởng tượng đọc toàn bộ một bài báo hoặc một cuốn sách được viết kiểu như câu trên và bạn phải dừng lại sau mỗi từ (do sau mỗi từ là một dấu chấm). Rất khó để hiểu được ý của nó muốn nói gì.
Bạn không thể nào hiểu hết được những gì bạn đọc nếu chỉ đọc từng từ thay vì đọc cả câu. Đó là lý do tại sao, muốn cải thiện kỹ năng đọc hiểu thì điều quan trọng là bạn phải cải thiện sự thành thạo trước.
Thành thạo ở đây ám chỉ bạn đọc "mượt" như thế nào. Khi đọc thầm trong đầu, bạn nên tạo ra nhịp điệu cho từng từ. Các từ sẽ được kết nối với nhau một cách tự nhiên như lúc có ai đó đang nói chuyện với bạn.
Áp dụng:
Lưu ý rằng bài tập này là luyện đọc nhanh, chứ không phải đọc hiểu. Một khi đã quen với một tốc độ đọc thoải mái, bạn sẽ có thời gian để tập trung vào việc "hiểu".
Khi đã học được cách đọc thành thạo, bạn có thể dừng lo lắng về tốc độ đọc của mình và hãy bắt đầu nghĩ tới ý nghĩa của từng câu chữ. Đã đến lúc đọc chậm lại.
Cách tuyệt vời để tự giảm tốc độ đọc đó chính là đọc to câu văn. Điều này không chỉ giúp bạn luyện tập đọc – hiểu mà còn cải thiện cả kỹ năng phát âm, nghe và nói nữa. Hãy tập trung đọc và phát âm từng từ một cách cẩn thận.
Nếu không thể (hoặc không muốn đọc to) thì hãy dừng sau mỗi vài đoạn văn để chắc chắn là bạn toàn tâm toàn ý cho việc đọc.
Ngoài ra, cũng có một cách khác để kiểm soát tốc độ đọc đó là note và ghi ra giấy các câu hỏi.
Bạn càng đặt nhiều câu hỏi về những gì đang đọc thì bạn càng có cơ hội khám phá sâu hơn ý nghĩa của chúng. Bạn có thể thử một vài câu như "chuyện gì đang xảy ra vậy?", "ai là nhân vật chính?", "ông ta đã làm gì?" hay "cô ấy đang nghĩ gì?".
Áp dụng:
Nhà thơ Ezra Pound khi đề cập đến việc đọc sách đã từng nói rằng, "trong lần đọc đầu tiên, chẳng ai thực sự hiểu được bất cứ điều gì từ cuốn sách đó cả".
Thi thoảng, việc đọc một cuốn sách chỉ một lần chưa đủ để bạn có thể lĩnh hội được thông điệp của tác giả, đặc biệt là với những tác phẩm mang tính nghiên cứu chuyên sâu hoặc "kén" người đọc.
Do vậy, đọc lại là cách tuyệt vời để giúp bạn giải mã ý nghĩa của từng câu chữ, tìm kiếm những nội dung mà bạn đã vô tình bỏ qua trong lần đọc đầu và ghi nhớ nội dung sâu hơn nữa.
Áp dụng:
Lần thứ nhất đọc, bạn hiểu được cuốn sách đề cập đến vấn đề gì. Lần thứ hai đọc, bạn hiểu được tác giả đang thực sự muốn nói gì và lần thứ ba đọc, bạn sẽ hiểu được những nội dung đó có tác động như thế nào đối với cuộc sống hiện tại.
Không chỉ sách, báo, bạn có thể đọc email, blog, tweet.... Càng đọc nhiều nội dung bằng tiếng Anh thì bạn càng hiểu sâu hơn ngôn ngữ.
Đừng chỉ đọc một loại nội dung duy nhất mà hãy đa dạng hóa để hiểu các từ ngữ thay đổi như thế nào trong các ngữ cảnh khác nhau và bạn sẽ thấy tiếng Anh thú vị hơn rất nhiều.
Áp dụng:
Bạn có thể truy cập vào một số trang web sau để tìm kiếm nội dung mới lạ:
Ngay bây giờ, hãy thử áp dụng chiến lược rèn luyện đọc hiểu tiếng Anh trên và tất nhiên, bạn cũng có thể sử dụng bí quyết này để học kỹ năng Reading trong các ngôn ngữ khác.