Việc nuôi dạy con cái trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, thông minh luôn là điều trăn trở của các bậc phụ huynh. Trang tin Live Science đã tổng hợp những lời khuyên đáng tin cậy của những chuyên gia có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này, nhằm giúp các bậc làm cha làm mẹ có được phương pháp tốt nhất để nuôi dạy con mình cả về thể chất và tinh thần.
Giáo sư Sara Johnson, trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho biết, dù trẻ có cao lớn hơn so với tuổi thực của chúng hay so với những bạn bè cùng trang lứa thì cha mẹ cần nhớ rằng chúng vẫn chỉ là trẻ con.
Giai đoạn phát triển (giai đoạn dậy thì) của trẻ thường kéo dài trong khoảng 10 năm, từ 11 - 19 tuổi. Đây được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Do đó, khi trẻ đã trở thành thanh thiếu niên thì chúng vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển. Vì vậy sự quan tâm, lưu ý của các bậc phụ huynh là rất quan trọng đối với trẻ.
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ quá nhút nhát thường có tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu cao.
Cha mẹ cần sự kiên nhẫn cao để giúp trẻ dần từ bỏ thói quen không tốt này của trẻ chứ không nên bắt chúng phải thay đổi đột ngột sẽ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Trong cuộc sống, người lớn luôn bận rộn với công việc, lo lắng cho tương lai. Điều này trái ngược với trẻ em, nhất là những đứa trẻ ở độ tuổi từ 2-5 tuổi, chúng chỉ biết tới những gì đang diễn ra.
Vì vậy để thân thiết, hiểu và kết nối với con hơn, cha mẹ cần học cách sống đơn giản hơn, nói về những điều gần gũi trong cuộc sống. Thay vì nói với những đứa trẻ 2,3 tuổi về tương lai xa như việc đi học, đi làm kiến tiền hãy nói những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày xung quanh trẻ, hướng dẫn trẻ những việc đơn giản, phù hợp với lứa tuổi để trẻ có thể thực hiện tốt.
Theo các nhà nghiên cứu, trẻ nhỏ thường không biết miêu tả cảm xúc của mình như thế nào trong số vốn từ vựng ít ỏi của mình. Trẻ từ 2 - 5 tuổi thường chỉ nhận biết và biểu lộ được một số trạng thái như sợ hãi, thất vọn, vui vẻ, giận dữ,.. Do đó, cha mẹ hãy giúp con nhận biết và đặt tên cho những cảm xúc của chúng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ kinh ngạc bởi vốn từ miêu tả cảm xúc phong phú của trẻ.
Cha mẹ thường bị cuốn theo guồng quay "chóng mặt" của cuộc sống hiện đại, nhưng trẻ lại sống "chậm" hơn. Chính vì vậy, để hòa hợp với con cái, cha mẹ nên sống "chậm" lại ít nhất là khi ở nhà. Chỉ cần những việc rất nhỏ bé hàng ngày như cùng chơi với trẻ, đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ, hay đưa bé đi dạo chơi ở gần nhà cũng tạo ra được những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa bên con, giúp cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái thêm gắn bó.
Bạn nên tránh động đến điện thoại hay máy tính khi đang chơi với con. Không phải lúc nào trẻ cũng cần bạn ở cạnh hay quan tâm 24/7 nhưng khi đã dành thời gian bên cạnh con thì bạn nên toàn tâm, toàn ý với trẻ để chúng cảm nhận được sự quan trọng của mình đối với cha mẹ.
Trẻ học rất nhanh và luôn bắt chước lời nói, hành động của người lớn đặc biệt là cha mẹ, nên bạn muốn con mình trở thành một đứa trẻ ngoan, luôn tôn trọng người khác thì chính bạn phải là tấm gương cho trẻ. Trong những câu nói thường ngày của bạn nên kèm theo hai cụm từ "cảm ơn" và "xin vui lòng" kèm theo đó là thái độ ứng xử đúng mực, tôn trọng mọi người để trẻ noi theo.
Cha mẹ thường quên mất rằng, thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì phải đối mặt với nhiều vấn đề cảm xúc, các mối quan hệ xã hội phức tạp mà chúng chưa có đủ khả năng và kinh nghiệm giải quyết. Điều này khiến chúng dễ bị căng thẳng thần kinh, dẫn đến bộc phát cảm xúc thái quá dù bình thường nó là một đứa trẻ ngoan.
Lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh, lắng nghe con nói và trò chuyện giúp con gỡ rối thay vì tức giận quát mắng hay đánh đòn. Điều này chỉ khiến mọi chuyện thêm tồi tệ.
Nguyên tắc này rất đơn giản nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng tuân thủ được: Đừng đánh mắng con! Điều này chỉ khiến chúng hành xử theo hướng tiêu cực hơn.
Tạo mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết với con là nguyên tắc cơ bản nhất để trở thành cha mẹ tốt đối với con cái. Khi trẻ nhận thức được rằng nhu cầu của chúng sẽ được lắng nghe và đáp ứng nếu phù hợp, chúng sẽ tìm đến cha mẹ đầu tiên khi gặp khó khăn trong cuộc sống để chia sẻ.
Theo nghiên cứu, trẻ có cha mẹ quá nghiêm khắc, bị quản lý quá chặt có thể chịu nhiều hậu quả tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thể chất và có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao.
Cụ thể, trẻ em trong lứa tuổi từ 2-5 tuổi bị cha mẹ đưa ra những giới hạn nghiêm ngặt trong các hoạt động của mình thường ít thể hiện tình cảm và giao tiếp với những người khác. Ngoài ra, những đứa trẻ đó có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn 30% so với những đứa trẻ có cha mẹ gần gũi với con cái.
Trẻ cần sự quan tâm, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Ở một vài khía cạnh nhất định, người cha có tầm ảnh hưởng đến con mạnh mẽ hơn so với mẹ. Theo nghiên cứu, người cha sẽ giúp con cái học được cách kiểm soát cảm xúc và cơ thể tốt hơn, do vậy chúng ít có khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực.
Trong xã hội có quá nhiều cạm bẫy và cám dỗ khiến trẻ dễ dàng bị sa vào con đường xấu. Cha mẹ cần kiểm soát con có chừng mực với thái độ thân thiện chứ không phải là quá nghiêm khắc để con mình không vướng vào các tệ nạn xã hội.
Việc cha mẹ giao tiếp với con cái là rất quan trọng nhưng chúng ta không cần lúc nào cũng phải giải thích về quyết định của mình với chúng. Hãy thảo luận và giải thích cho con về những vấn đề thực sự quan trọng, còn những việc đơn giản như tối nay ăn gì thì bạn chỉ cần nói ngắn gọn hoặc đơn giản là không cần nói gì cả.
Bên cạnh gia đình, thì bạn bè là những người thân thiết có vai trò quan trọng cho sự phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con kết bạn nhưng cũng cần chú ý xem bạn của con mình có ảnh hưởng tốt tới trẻ không hay nói cách khác cha mẹ cần giúp con "chọn bạn mà chơi".
Những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ với con cái sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tính cách của con. Điều này dễ khiến trẻ trở thành một người tiêu cực trưởng thành. Hãy cố gắng thay đổi nếu bạn nhận thấy mình luôn ở trong trạng thái gắt gỏng, quát mắng con để giúp con không bị nhiễm tính xấu đó của mình.
Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ dần hình thành suy nghĩ sáng tạo, kiểm soát sự căng thẳng và học được cách kết bạn. Vì vậy, cha mẹ hãy chơi cùng và hướng dẫn giúp kích thích trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể đóng vai nhân vật trong một tình huống cụ thể để giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm về cuộc sống.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng giúp con người vững vàng trước mọi khó khăn trong cuộc sống. Hãy dạy con biết chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của người khác.
Để trẻ tự thực hiện và hoàn thành những việc trẻ cần và muốn làm miễn là không hậu quả gì. Cha mẹ chỉ cần ở bên cạnh quan sát và giúp đỡ khi trẻ yêu cầu. Điều này giúp trẻ dần hình thành thói quen tự lập, dù việc vấp ngã là khó tránh khỏi nhưng nhờ đó mà trẻ sẽ học được cách đừng lên để bước tiếp và trưởng thành hơn.
Có một tinh thần tốt thì cha mẹ mới có thể có nuôi dạy con cái tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những bà mẹ bị trầm cảm thường gặp khó khăn trong quá trình nuôi con dạy con cái, thậm chí ảnh hưởng không tốt tới trẻ. Vì vậy, nếu nghi ngờ mình có thể đang bị trầm cảm, bạn nên đi khám sớm để được điều trị vì lợi ích của cả bạn và con.
Theo nghiên cứu, mối liên hệ thân thiết với người mẹ có thể giúp ngăn ngừa các rắc rối về hành vi ở nam giới và giúp mối quan hệ tình cảm trong tương lai của họ tốt đẹp hơn.
Đặt ra mục tiêu quá cao trong việc nuôi dạy con cái khiến bạn bị áp lực. Nếu không đạt được mục tiêu, sẽ gây ra thất vọng và khiến bạn không tự tin vào khả năng nuôi con của mình.
Hầu như mọi người đều nghĩ rằng mình, cách nuôi dạy con của mình là tốt nhất và thường áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái. Nhưng có một thực tế là những đứa trẻ có cha mẹ cứng nhắc thường gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý và cảm xúc hơn các trẻ khác. Chúng cần sự lắng nghe, thấu hiểu và giúp đỡ của chính cha mẹ mình nhưng cha mẹ lại không nhận ra được điều đó để cùng con giải quyết vấn đề. Cha mẹ nên học cách lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của con cái để từ đó điều chỉnh cách dạy con và mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất.