Ngày 20-11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam

Posted: Chủ Nhật, Ngày 28-05-2017, : 927.

Những ngày đầu tháng mười một, các giáo viên ở tất cả các trường trong cả nước lại sôi động với những phong trào, thi đua, các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, đây cũng là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy, bài viết này Quản Trị Mạng xin được nhắc lại ý nghĩa và lịch sử của ngày này.

Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.


                        Ngày 20-11: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam
                    Nguồn ảnh: Internet 

Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.

Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. 

Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

 

 



NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"


Có Thể Bạn Thích

Lão Lừa
Cách Chữa Bệnh Béo Phì
Những câu thơ hay nói về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái
Sau một kiếp luân hồi mới thấu hiểu
Yêu anh đến hơi thở cuối cùng
KẾ HOẠCH CUA TRAI
Buồn hơn
Hai Chúng Ta Cứ Thế Im Lặng Mà Kết Thúc Đi...
15 nguyên tắc quản lý thời gian hiệu quả giúp tối ưu hóa năng suất làm việc
Để Ngừng Nhớ Thương...
TÔI SẼ NẮM TAY BÀ ĐI TỚI TẬN CUỐI CON ĐƯỜNG ĐỜI
Con muốn..
Danh Ngôn Tình Yêu Hay Cho Bạn Trẻ Mới Yêu Lần Đầu
Quân đội nước nào dũng cảm nhất.
Anh Chỉ Hối Hận Vì Đã Không Đủ Can Đảm Để Yêu Em
Con dâu vàng
Quản Lý Choáng Với Lịch Sử Ăn Quỵt Của Khách Hàng
Hủ tiếu và cuộc đời
Bức thư của bồ nhỉ gửi vợ trước của chồng
Vịnh “bánh bao”

Trang Mọi Người Quan Tâm