Đôi khi, biết cách vận dụng "nghệ thuật" gật đầu cũng sẽ khiến bạn trở thành một nhân viên gương mẫu, tập trung lắng nghe điều sếp nói ngay cả khi cảm thấy cuộc họp rất nhàm chán đấy.
Gật đầu – cử chỉ thường được biết đến như cách thể hiện thái độ đồng ý, đã hiểu và đã nghe rõ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Tùy từng trường hợp, hoàn cảnh và mục đích mà nếu biết sử dụng các kiểu gật đầu phù hợp cũng sẽ giúp bạn vượt qua rất nhiều tình huống oái ăm, nhất là khi đứng trước một người nói quá nhiều hay các cuộc họp nhàm chán.
Cẩn trọng: Gật đầu cũng là một ngôn ngữ cử chỉ (Body Language) mà bạn cần sử dụng một cách khôn khéo. Tuy nhiên, nếu ai đó gật đầu không đúng ý với ý muốn của bạn thì cũng đừng vội vàng cho rằng họ đang giả vờ vì đơn giản, họ chỉ thực hiện theo thói quen mà thôi.
Kiểu gật đầu này lý tưởng khi ai đó đang giải thích về một vấn đề dường như.... chẳng có ý nghĩa gì cả. Bạn có thể hy vọng là khi gật đầu chậm rãi như vậy thì họ sẽ hiểu ra điều mình đang nói thật buồn cười!
Bạn có thể sử dụng kiểu gật đầu này khi muốn đối phương hiểu rằng ban đầu bạn chưa hiểu ý nhưng giờ đã hiểu hết mặc dù vẫn không thực đồng ý với quan điểm của họ.
Kiểu lắc đầu này thể hiện rằng đầu tiên, bạn đã không nhớ về thứ gì đó mà bạn nghĩ rằng có lẽ mình sẽ nhớ. Tuy nhiên, giờ thì bạn đã nhớ lại hoàn toàn. Chiến lược này rất thuyết phục người đối diện khi bạn muốn "giả vờ" mình đồng ý với họ nhưng thực ra thì không!
Sử dụng kiểu gật đầu này khi bạn muốn giả vờ rằng mình đang cân nhắc vấn đề, hàm ý rằng "à, nghe ổn đấy", trong khi, quan điểm thực sự của bạn là "đó không phải là ý tưởng tốt nhất" và bạn vẫn đang chờ để được nghe một ý tưởng khác tốt hơn.
Đây là kiểu gật đầu khi bạn muốn đối phương tin rằng mình đồng ý hoàn toàn với quan điểm của họ.
Gật đầu, để một tay dưới cằm, sau đó dùng cả hay tay, tiếp tục để cằm thư giãn trên các khớp đốt ngón tay. Bạn có thể lặp lại như vậy để đối phương biết rằng bạn đang cân nhắc vấn đề trước khi đưa ra quyết định.
Với kiểu gật đầu này, bạn muốn đồng nghiệp hiểu rằng dù không muốn nói có (Say Yes) nhưng bạn vẫn làm như vậy bởi vì bạn là một người chuyên nghiệp.
Nếu đã có một đêm làm việc mệt mỏi hoặc khi đồng nghiệp liên tục nói về một vấn đề thì bạn có thể áp dụng kiểu gật đầu này để khiến họ phải... dừng nói ngay lập tức!
Thực ra ý của bạn là "bạn gần như đã thuyết phục được tôi rồi đấy nhưng chưa hoàn toàn đâu, hãy cứ tiếp tục đưa ra lý lẽ tốt hơn nữa đi".
Bạn có tin không? Nếu tỏ thái độ không hiểu, không tập trung, không lắng nghe trong một buổi họp có sự góp mặt của quản lý thì nhiều khả năng bạn sẽ được đưa vào "danh sách đen" gồm các nhân viên được "chăm sóc" đặc biệt đấy. Những lúc như vậy hãy biết vận dụng các kiểu gật đầu này để ai cũng tin rằng bạn đã thực sự lắng nghe. Tuy nhiên, một lưu ý là không quá lạm dụng.