Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm Tất niên

Posted: Chủ Nhật, Ngày 28-05-2017, : 926.

Theo phong tục lễ Tết cổ truyền của người Việt, cứ đêm 30 là tất cả các thành viên trong gia đình, từ già đến trẻ quây quần lại bên nhau để cùng nhau để tri ân, tưởng nhớ đến tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong một năm vừa qua dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, học hành tấn tới... Ngoài ra, bữa cơm tất niên còn là cơ hội để đoàn tụ đông đủ các thành viên trong gia đình mình sau một năm xa cách, thể hiện đạo lý cao đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.

1. Ý nghĩa của bữa cơm tất niên

Tất niên là một bữa tiệc, liên hoan chia tay năm cũ và đón chào một năm mới với nhiều thành công và thuận lợi. Đây là ngày mà các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau sum họp lại để cùng ăn cơm buổi tất niên, và bữa cơm này thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối đêm 30. Theo phong tục tập quán ở mỗi mùng miền người ta sẽ làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào gia chủ có mời thêm bạn bè hay người thân đến dự cùng gia đình hay không.


                        Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm Tất niên
                     0

Vào chiều 30 Tết, nhà nhà đều chuẩn bị chu đáo cho việc tiễn năm cũ, đón xuân mới. Theo phong tục, chiều 30 Tết, mọi gia đình đều trồng cây nêu để xua tan ma quỷ. Trên mảnh sân trước nhà, người ta lấy vôi trắng vẽ một bộ cung tên hướng ra cổng, bên cạnh còn vẽ ba hình vuông và bảy hình tròn với quan niệm: "Ba vuông sánh với bảy tròn/ Đời cha liền với đời con sang giàu". Đặc biệt bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Trong mâm cơm, người lớn tuổi nhất sẽ hỏi con cháu tình hình làm ăn năm vừa rồi có thuận lợi hay không, hỏi xem các cháu nhỏ đã có đủ quần áo mới chưa? Năm vừa rồi học hành ra sao? Ông bà vui mừng khi các cháu khỏe mạnh, khoe những tấm giấy khen là thành tích học tập của các cháu suốt một năm vừa qua, và nhắc khéo với những cháu nào không có tấm giấy khen thì hãy cố gắng học tập để đạt được thành tích cao vào năm sau. Trong bữa cơm nếu ai trong gia đình vắng mặt thì sẽ được cả nhà nhắc nhiều nhất. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới tràn đầy hy vọng mọi sự sẽ hành thông tốt đẹp.


                        Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm Tất niên
                     1

2. Cách chuẩn bị mâm cơm tất niên

Về cơ bản, ở mỗi gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.

Mâm lễ cúng Tất niên tùy thuộc theo vùng miền, mỗi nơi sẽ khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị. Thế nhưng, một số vật phẩm nhất định phải có khi cúng theo phong tục của người Việt đó là: mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng,... các món ăn trong ngày Tết sẽ được bầy biện trang nghiêm trên bàn thờ. Một số vùng có thêm câu đối đỏ, "gậy ông vải" (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ). Đặc biệt, trước khi cúng tất niên, cả gia đình đều phải có mặt, thành tâm kính lễ.

    Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào... còn miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua... đối với miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò...

    Bên cạnh các món mặn nói trên thì ở miền nào cũng thế mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu. Mâm ngũ quả để cúng gia tiên các gia đình nên chọn các loại hoa quả thông dụng và có thể ăn được. Các gia đình có thể chọn 5 loại quả khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc của loại quả đó.

     

     



    NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"


    Có Thể Bạn Thích

    Bạn đã từng dốc lòng để làm cho người mình yêu được hạnh phúc chưa?
    Tổng hợp lời chúc hay nhất dành tặng mẹ, vợ và người yêu trong ngày 8/3
    Tôi đâu có ngờ..
    “Câu lạc bộ tìm bạn gái”
    Này Con Gái, Đừng Quên Chúng Ta Là Hoa Của Trời
    Mắc Mưu Thiếu Nữ Dưới Mưa
    10 bài học cuộc sống bạn không được dạy ở trường
    Những trích dẫn hay và ý nghĩa về tình yêu trong văn học đương đại tốt cho mọi người
    Nỗi đau mất bố và mẹ hai năm liên tiếp
    Câu Nói Hay Về Cha Mẹ Khiến Bạn Ghi Lòng Tạc Dạ
    Ông ấy không chọn tôi
    Thứ Mà Đàn Ông Ai Cũng Muốn
    10 nguyên lý sống của người Do Thái, 3.000 năm vẫn còn nguyên giá trị
    Vợ Chồng Mới Cưới
    NHÂN ĐỊNH KHÔNG THỂ THẮNG THIÊN, TẤT CẢ ĐỀU DO NHÂN QUẢ
    Phút tĩnh lặng
    10 dấu hiệu của một nhóm làm việc hiệu quả
    Những Câu Nói Hay Về Cuộc Sống Gia Đình Buồn, Khó Khăn, Thử Thách
    Vôva: Không phải vậy đâu
    Đành phải xây cầu

    Trang Mọi Người Quan Tâm