Ngày mai 24/6 là ngày thi cuối cùng của các sĩ tử trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Trong ngày thi này các thí sinh sẽ tiếp tục làm các bài thi Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân, đây là những môn thuộc tổ hợp các môn thi khoa học xã hội.
Đây là lần đầu tiên môn Lịch sử thi với hình thức thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Trong đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm và thời gian làm bài trong 50 phút. Trong tất cả câu hỏi sẽ dàn trải tất cả kiến thức trong sách giáo khoa, trong đó phần lịch sử thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam là 70%.
Để giúp sĩ tử đạt kết quả cao trong môn thi cũng như tránh thí sinh học tủ hay đoán mò khi trả lời trắc nghiệm thì Th.s Trần Trung Hiếu (GV trường THPT Chuyên Phan Bộ Châu, Nghệ An đã chia sẻ 5 bí quyết khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử.
Thứ nhất: Đầu tiên thí sinh nên đọc hết qua tất cả các câu hỏi và đáp án của đề thi, sau đó phân tích và xử lý nhanh những yêu cầu của đề. Khi trả lời, câu hỏi nào dễ nên làm trước, khó sẽ "chiến đấu" sau không cần làm theo thứ tự đề bài đưa ra. Chỉ có 50 phút để làm 40 câu hỏi trong bài thi, học sinh không nên để mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi nào đó, vì thời gian trung bình mỗi câu chỉ khoảng 1,25 phút.
Thứ hai: Khi làm bài thi, bạn hãy đọc kỹ yêu cầu của đề, tìm ra "từ khóa" chính, nếu cần thiết thì có thể dùng bút chì khoanh tròn "từ khóa" đây là cách dễ dàng nhất giúp thí sinh có thể chọn được đáp án chính xác và nhanh nhất, không sợ lạc đề hay nhầm kiến thức.
Thứ ba: Thời gian làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử chỉ có 50 phút với 40 câu hỏi nên cần tính toán khả năng từ "chậm và chắc" sang "chậm" thành "nhanh". Cần lưu ý, đọc kỹ, tính toán kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự.
Thứ tư: Khi xem một câu hỏi, nếu không nhớ chính xác câu trả lời thì thay vì đoán mò hoặc khoanh bừa thì hãy dùng phương pháp loại trừ. Dùng phương pháp loại trừ là cách tốt nhất đề chọn được đáp án chính xác. Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các em có thể thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Cuối cùng, khi các em không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.
Thứ năm: Trong cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử THPT quốc gia 2017, học sinh cần phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp sau để trên cơ sở đó có các phương án trả lời cho từng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Để làm bài thi thật tốt, TS cũng cần chú ý nắm chắc kiến thức cơ bản của SGK hiện hành và tránh học tủ, học lệch vì kiến thức của 40 câu trải đều từ phần lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam theo trình tự thời gian. Học tủ, học lệch sẽ thất bại, Th.s Trần Trung Hiếu nhấn mạnh.
Dù bất cứ kỳ thi nào, với hình thức nào thì thành công luôn là thành quả của phép cộng 3 yếu tố: thực lực, nỗ lực và may mắn.